Đăng ký bất động sản: Cần có quy trình “2 trong 1”

(PLO) - Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về rà soát thực trạng pháp luật và đề xuất định hướng hoàn thiện khuôn khổ thể chế về đăng ký tài sản (ĐKTS).
Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Tiến hành rà soát 74 văn bản

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm Nguyễn Chi Lan cho biết, tổng số văn bản được rà soát bao gồm 74 văn bản luật, nghị định, thông tư về ĐKTS trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở kinh doanh bất động sản; lâm nghiệp; hàng không, hàng hải, phương tiện giao thông; sở hữu trí tuệ; chứng khoán. Qua rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung 4 văn bản nhằm đảm bảo sự phù hợp với tiêu chí rà soát cũng như quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 về tài sản và quyền sở hữu.

Đánh giá thực trạng pháp luật về ĐKTS, bà Lan cho biết, công tác xây dựng pháp luật về ĐKTS bước đầu đạt được những kết quả nhất định trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, các quy định về ĐKTS còn phân tán trong nhiều đạo luật và văn bản hướng dẫn thi hành với nhiều tồn tại, hạn chế về nguyên lý ĐKTS, về cơ chế ĐKTS, về cơ chế công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản.

Chỉ đề cập riêng đến bất động sản, pháp luật hiện hành đang thiếu thống nhất về giá trị pháp lý của hoạt động đăng ký đối với tài sản này. Thông tin về bất động sản thì phân tán tại nhiều cơ quan như cơ sở dữ liệu về đất đai thuộc sự quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản quốc gia do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng, lưu trữ và quản lý; cơ sở dữ liệu về đất lâm nghiệp thuộc các khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý…

Trong lúc đó, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản được hiểu bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Như vậy, phạm vi tài sản được hiểu khá rộng, có tính khái quát cao và có nhiều loại tài sản hiện đang thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hàng không, Bộ luật Hàng hải…

Hiện nay, khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ĐKTS đã có sự ổn định với sự tồn tại của nhiều đạo luật và văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống ĐKTS được xây dựng và quản lý bởi các bộ, ngành khác nhau nên giải pháp phù hợp trước mắt là chưa xây dựng Luật ĐKTS mà tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về ĐKTS trong một số lĩnh vực dựa trên kết quả rà soát.

Thống nhất đầu mối về đăng ký bất động sản

Các ý kiến tại cuộc họp phần lớn cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký trong một số lĩnh vực như tàu bay, tàu biển, sở hữu trí tuệ… phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế nên cần thiết tập trung đánh giá thực trạng pháp luật liên quan đến đăng ký bất động sản. Bên cạnh đó, nên đề xuất trách nhiệm cụ thể hơn nữa của các bộ, ngành trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến đăng ký tài sản thuộc lĩnh vực quản lý; làm rõ định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐKTS…

Chia sẻ đây là vấn đề khó, đụng chạm, phải hoàn thiện rất nhiều, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh quan điểm trước mắt không xây dựng luật riêng mà chỉ là hoàn thiện pháp luật có liên quan để quy định việc đăng ký là bắt buộc nhưng thỏa thuận giữa 2 bên phải có giá trị nhất định nào đó, tránh “lật kèo”. Trong đó, Thứ trưởng đồng tình với đề nghị không đi sâu vào đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký một số loại tài sản vốn phải theo chuẩn quốc tế như tàu bay, tàu biển, sở hữu trí tuệ, thậm chí cả chứng khoán… 

Đối với loại tài sản quan trọng cần quan tâm hoàn thiện là bất động sản, theo Thứ trưởng phải làm sao xác định là sẽ gom lại 1 đầu mối, đảm bảo thuận tiện cho quản lý nhà nước, cho giao dịch, cho người dân, không tiếp diễn tình trạng “1 lô đất lại có nhiều loại tài sản đăng ký ở các cơ quan khác nhau”.

Bàn về vai trò của công chứng và đăng ký, Thứ trưởng nhấn mạnh đây là 2 hoạt động cùng nằm trong cả tiến trình gắn kết với nhau, không hoạt động nào giữ vai trò quan trọng hơn hoạt động nào mà phải cùng hướng đến 1 mục đích thống nhất về đăng ký bất động sản theo quy trình “2 trong 1”.

Thứ trưởng cũng đề nghị đánh giá sâu hơn về cơ chế minh bạch, công khai, nhất là trong đăng ký bất động sản, đồng thời yêu cầu tiếp tục rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐKTS và lấy ý kiến của các bộ, ngành. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.