Báu vật vô giá chốn đại ngàn

 Báu vật vô giá chốn đại ngàn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng, là biểu hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên. Âm thanh cồng chiêng khi ngân nga sâu lắng, lúc lại thôi thúc, trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.

Không gian văn hóa cồng chiêng

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng khắp 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á và Nam đảo, sống trên khu vực cao nguyên Trung bộ của Việt Nam.

Cộng đồng cư dân khắp Tây Nguyên chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp truyền thống. Họ đã phát triển nhiều loại hình nghề thủ công, sáng tạo ra nhiều phong cách trang trí và các kiểu nhà ở truyền thống độc đáo của mình. Tín ngưỡng chủ đạo của cư dân nơi đây xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên, shaman giáo và thờ cúng vật linh.

Gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày của cư dân và chu kỳ các mùa trong năm, những tín ngưỡng này hình thành nên một thế giới thần bí, nơi mà những chiếc cồng chiêng là chiếc cầu nối thông linh giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên. Chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần.

Có giả thuyết cho rằng văn hóa cồng chiêng bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn, là nền văn hóa đồng thau xuất hiện tại Đông Nam Á. Cồng chiêng của Việt Nam rất đặc trưng so với cồng chiêng ở những khu vực khác do tính cộng đồng rất cao. Điều này thể hiện ở việc mỗi nhạc công đánh một chiếc.

Từng thành viên trong dàn nhạc nhớ rõ từng tiết tấu của từng bài chiêng trong mỗi nghi lễ và kết hợp hài hòa với các nhạc công khác cùng chơi. Tùy theo từng nhóm dân tộc, cồng chiêng được đánh bằng dùi hoặc bằng tay; Mỗi dàn cồng chiêng có khoảng từ 2 đến 13 chiếc có đường kính dao động từ 25 đến 120 cm.

Ở Tây Nguyên đã có lúc, gần như nhà nào cũng có cồng chiêng, thậm chí có gia đình có tới vài bộ. Điều này thể hiện sự giàu có và quyền thế, đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình.

Bao đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người. Tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: Từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới...

Diễn tấu cồng chiêng.
Diễn tấu cồng chiêng.

Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết nối những thế hệ lại với nhau. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có.

Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên.

Báu vật nơi đại ngàn

Nhiều chuyên gia nghiên cứu về lịch sử cồng chiêng ở Tây Nguyên cho rằng, cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông - Nam Á. Xét về cội nguồn, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá – trước khi có văn hóa đồ đồng. Người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo “quy trình tiến hóa” cồng đá, chiêng đá, chiêng che rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng mà ngày nay chúng ta vẫn thường thấy.

Cồng Chiêng - báu vật nơi đại ngàn.
Cồng Chiêng - báu vật nơi đại ngàn.

Xét về tính chất hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000 năm. Về lối đánh “rất nguyên thủy”, người Tây Nguyên vẫn “mỗi người mội cái”, chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp thì càng đơn giản càng gần ý nghĩa vật tổ); hình dáng cồng chiêng cũng chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế vuông hoặc tròn).

Xét về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó là thuần chức năng phục vụ đời sống con người như: chào đón khách, mừng lúa mới, cưới hỏi, ma chay, cúng sức khỏe, cúng bến nước, các nghi lễ gia đình, hội hè…Trong khi ở các vùng Đông - Nam Á, Cồng chiêng đã thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí.

Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ) diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng mà những gì quý giá mới được khắc lên đó, Cồng Chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm.

Vượt qua sự tàn phá của không gian và thời gian, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn phục vụ cho đời sống tâm linh, sinh hoạt của con người nơi đây, trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trở thành niềm tự hào, hãnh diện của Tây Nguyên cũng như Việt Nam cũng như của nhân loại khi UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Để lưu giữ, bảo tồn và quảng bá nét văn hóa đặc sắc ấy, trong những năm qua các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và vai trò của chủ thể văn hóa trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng; tăng cường tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng; làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Tây Nguyên.

Bên cạnh đó cũng nhằm khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời huy động sức mạnh của toàn xã hội, sự phối hợp của các cấp, các ngành nhằm phát triển văn hóa dân tộc; góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ phát triển văn hóa.

Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè. Vào ngày lễ tết, hình ảnh quen thuộc '''bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa hát trong tiếng cồng chiêng vang động núi rừng''' lại xuất hiện trên khắp các buôn làng. Các nghệ nhân dân gian diễn tấu cồng chiêng kết hợp với nhau rất hài hòa, tạo nên những bản nhạc với các tiết tấu, hòa thanh rất phong phú, mang sắc thái riêng với muôn vàn cung bậc.

Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người, người Giarai có các bài chiêng Juan, Trum vang, người Bana có các bài chiêng Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi...

Âm thanh của cồng chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của buôn làng. Đây là sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.