Bầu cử tổng thống Pháp: Hai ứng viên nỗ lực vận động phút chót

Ông Macron và bà Le Pen.
Ông Macron và bà Le Pen.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các ứng viên trong vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp là ông Emmanuel Macron và Marine Le Pen ngày 22/4 khởi động đợt vận động tranh cử cuối cùng, với hy vọng sẽ thuyết phục được hàng triệu cử tri vẫn còn do dự trước khi việc cấm truyền thông có hiệu lực vào cuối tuần.

Theo AFP, cả hai ứng cử viên trong các cuộc phỏng vấn với lịch trình dày đặc ít ngày trước vòng 2 của cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 24/4 đều tung ra các đòn tấn công nhằm vào đối thủ.

Trong đó, bà Le Pen nhấn mạnh rằng kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đối thủ của bà đang dẫn đầu sẽ được chứng minh là sai.

Phát biểu trên kênh truyền hình Cnews, bà Le Pen cho rằng, một chiến thắng dành cho ông Macron "không phải là điều tất yếu".

"Ông ta gọi hàng triệu cử tri Pháp là 'cực hữu' ... và đối với ông ta, đó là một sự xúc phạm. Tôi chưa bao giờ thể hiện dù chỉ một chút thù địch nhỏ nhất đối với các cử tri của ông Emmanuel Macron”, bà Le Pen.

Ứng viên này cũng cho rằng ông Macron đã không đánh giá cao sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ các hộ gia đình thu nhập thấp khỏi tình trạng giá cả tăng cao.

Về phần mình, ông Macron cho rằng bà Le Pen đang cố gắng che đậy một nền tảng "cực hữu" độc đoán, kỳ thị người Hồi giáo bằng kế hoạch cấm đội khăn trùm đầu nơi công cộng và "từ bỏ các văn kiện nhằm bảo vệ các cá nhân, nhân quyền và tự do của châu Âu”.

"Hàng triệu công dân của chúng ta đã ủng hộ đảng và dự án của bà ấy vì bà ấy tạo ấn tượng rằng bà ấy có câu trả lời cho vấn đề sức mua. Nhưng câu trả lời của bà ấy không khả thi", ông Macron nói với đài France Inter.

Bà Le Pen sau đó đã chụp ảnh chung với các cử tri tại một khu chợ ở thị trấn Etaples ở phía bắc Channel, trong khi ông Macron đến Figeac ở miền nam nước Pháp để thảo luận về "các vấn đề nông thôn và trẻ nhỏ”.

Bắt đầu từ 0h ngày 23/4, cả 2 ứng cử viên sẽ không được phép phỏng vấn, phát tờ rơi hoặc tổ chức các sự kiện vận động tranh cử cho đến 20h00 (giờ địa phương, 18h00 GMT) ngày 24/4, khi các ước tính ban đầu về kết quả bầu cử bắt đầu được đưa ra. Việc công bố kết quả các cuộc thăm dò ý kiến cũng sẽ bị cấm trong thời gian này.

Các nhà phân tích cho rằng, tỷ lệ bỏ cử tri không tham gia bầu cử có thể đạt 25 đến 30%, đặc biệt là trong số các cử tri cánh tả không hài lòng với chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông Macron và kế hoạch đẩy tuổi nghỉ hưu từ 65 xuống còn 62.

Một cuộc tranh luận trên truyền hình rất được mong đợi giữa hai đối thủ diễn ra ngày 20/4 dường như đã không thay đổi ý định của cử tri trong các cuộc thăm dò, với hầu hết các cuộc thăm dò đều cho thấy tỷ lệ cử tri dự định bỏ phiếu cho ông Macron chiếm từ 53 đến 56% còn bà Le Pen từ 44 đến 47%.

Nếu giành chiến thắng, ông Macron sẽ là tổng thống Pháp đầu tiên tái đắc cử kể từ sau ông Jacques Chirac vào năm 2002.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.