Bắt đầu xét xử vụ đánh bom Bali sau 18 năm... chuẩn bị cáo trạng

Hiện trường xảy ra vụ nổ bom ở khu du lịch Kuta ở Denpasar, Bali ngày 13/10/2002. Ảnh: AFP
Hiện trường xảy ra vụ nổ bom ở khu du lịch Kuta ở Denpasar, Bali ngày 13/10/2002. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ba nghi phạm khủng bố Đông Nam Á bị cáo buộc âm mưu vụ đánh bom Bali năm 2002 và các vụ tấn công khác đã xuất hiện trước một ủy ban quân sự Hoa Kỳ 30/8, bắt đầu giai đoạn tiền xét xử đã bị kéo dài tận 18 năm.

Encep Nurjaman (người Indonesia, 57 tuổi), còn được gọi là Hambali và Riduan Isamuddin, và hai cộng sự Mohammed Nazir bin Lep, người Malaysia, được gọi là Lillie, 44 tuổi và Mohammed Farik bin Amin, được gọi là Zubair, 46 tuổi, đã bị cáo buộc các tội âm mưu, giết người, khủng bố và tấn công dân thường.

Tiến độ giải quyết vụ việc này đã bị "đóng băng" với việc ban hành cáo trạng sau 18 năm kể từ khi những người đàn ông này bị bắt giữ lần đầu tiên và các cáo buộc chỉ được phê duyệt vào tháng Giêng năm nay.

Ba người này đã bị bắt tại Thái Lan vào năm 2003 trong một chiến dịch Mỹ-Thái và được chuyển đến Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ quản thúc và lấy lời khai. Một báo cáo của Thượng viện Mỹ năm 2014 đã trình bày chi tiết lời khai của Hambali về việc bị tra tấn nên "đã nói với những người thẩm vấn những gì họ muốn nghe".

Năm 2006, bộ ba này được chuyển đến giam giữ tại nhà tù quân sự của Mỹ ở Vịnh Guantanamo, Cuba.

Một cảnh sát Indonesia có vũ trang đứng trước những gì còn lại của câu lạc bộ Padi ở Denpasar, Bali, sau một vụ đánh bom xe hơi vào ngày 13/10/2002. Ảnh: AFP

Một cảnh sát Indonesia có vũ trang đứng trước những gì còn lại của câu lạc bộ Padi ở Denpasar, Bali, sau một vụ đánh bom xe hơi vào ngày 13/10/2002. Ảnh: AFP

Phiên điều trần diễn ra ở Vịnh Guantanamo cũng được truyền tới các điểm quan sát từ xa tại Lầu Năm Góc và Pháo đài Meade, Maryland. Phiên tòa tiếp tục vào ngày 31/8 với việc các bị cáo biện hộ.

Phiên điều trần hôm 30/8 bị chậm lại do các vấn đề liên quan đến hậu cần phiên dịch. Các luật sư bào chữa của nghi phạm cũng đặt câu hỏi về năng lực và sự công bằng của các phiên dịch viên được chỉ định tại tòa án - một người ở Indonesia cho Hambali và một người bằng tiếng Bahasa Melayu cho hai người Malaysia.

Hambali là thủ lĩnh của nhóm chiến binh Đông Nam Á Jemaah Islamiyah (JI), có liên hệ với Al-Qaeda. Ông ta bị cáo buộc chủ mưu vụ đánh bom ở Bali năm 2002 khiến 202 người thiệt mạng, vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trên đất Indonesia. JI cũng đánh bom khách sạn JW Marriott ở Jakarta vào năm 2003, làm ít nhất 11 người thiệt mạng.

Các thành viên JI cũng bị bắt vào năm 2001 vì lên kế hoạch đánh bom liều chết vào đại sứ quán, tàu chiến của Hải quân Mỹ và các mục tiêu khác ở Singapore.

Vụ án có thể sẽ mất nhiều thời gian để đưa ra xét xử, nếu có. Các luật sư bào chữa đã gợi ý trong phiên điều trần rằng có nhiều vấn đề khác nhau cần được giải quyết sau đó, bao gồm khả năng một thông dịch viên trước đó đang hợp tác với bên công tố.

Tin cùng chuyên mục

 Bà Vera Gurevich.

Cô giáo cũ tiết lộ về Tổng thống Nga Putin

(PLVN) - Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Vera Gurevich, giáo viên chủ nhiệm của Tổng thống Nga Vladimir Putin thời còn đi học, đã có những chia sẻ thú vị về những năm tháng học đường của vị Tổng thống.

Đọc thêm

ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết trao thêm quyền cho Palestine

Kết quả bỏ phiếu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, sáng 10/5 (giờ New York), tại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Trung Đông và vấn đề Palestine, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thảo luận và xem xét dự thảo Nghị quyết do Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) giới thiệu về việc trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên của LHQ.

Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại.
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo UPR IV của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh thông điệp, với chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã rất nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR mà chúng ta đã chấp thuận của chu kỳ trước và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo đảm các quyền con người trên thực tế.

Thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Đoàn Việt Nam tại phiên đối thoại. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thuỵ Sỹ, Nhóm làm việc về Cơ chế soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.