Bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số: Cần mô hình hiệu quả

Bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số: Cần mô hình hiệu quả
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trang phục của các dân tộc thiểu số là di sản văn hóa lưu giữ giá trị tinh thần quý báu, bản sắc riêng của các tộc người. Tuy nhiên, những năm qua, các di sản này đang bị mai một dần, rất cần những động thái quan tâm, những mô hình hiệu quả để bảo tồn và phát huy.

Nguy cơ mai một

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng đang được chú trọng bảo tồn và phát huy từ trang phục, các nghề thủ công truyền thống, các trò chơi, dân ca...

Trong số ấy, trang phục dân tộc chiếm vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần của mỗi dân tộc và đều mang vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, những năm qua, dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin hiện nay, sự giao thoa, du nhập văn hóa của các vùng miền đang có xu hướng lấn át, làm mờ nhạt văn hóa bản địa. Trang phục dân tộc cũng là một trong những yếu tố bị ảnh hưởng mạnh mẽ, đang có nguy cơ mai một, đặc biệt đối với trang phục của nhóm dân tộc thiểu số có dân số ít dưới 50.000 người.

Tại một số địa phương là nơi sinh sống của các đồng bào thiểu số như Thái Nguyên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình..., những năm qua đã nhận thấy sự vắng bóng đáng lo ngại của trang phục dân tộc, thay vào đó là trang phục hiện đại của người Kinh, thậm chí các phong cách quần áo mang đậm nét thời trang nước ngoài du nhập vào Việt Nam, đặc biệt đối với thanh, thiếu niên.

Đơn cử, trang phục của đồng bào người Dao trước kia được sử dụng khá phổ biến, được đánh giá là một trong những trang phục dân tộc rất đặc trưng, rất đẹp, nhiều lần xuất hiện trong phim ảnh, các MV ca nhạc. Nhưng mấy năm nay, trang phục Dao truyền thống dần ít được sử dụng. Ngoài bộ phận thanh, thiếu niên thích mặc trang phục hiện đại, một bộ phận không nhỏ người Dao mặc trang phục truyền thống nhưng trên chất liệu công nghiệp. Hiện rất ít nhóm người Dao còn trồng bông, dệt vải, tự túc đồ mặc. Một số nhóm không còn khung dệt, thay vào đó là máy khâu hiện đại. Kỹ thuật chế biến thuốc nhuộm theo phương pháp cổ truyền dần dần mất đi, người dân không còn trồng chàm mà mua cao chàm bán sẵn hoặc mua vải nhuộm sẵn màu chàm. Trước đây, bé gái người Dao ở độ tuổi lên sáu, bảy đều tự thêu được đồ. Bây giờ các thiếu nữ Dao thay thêu thùa họa tiết bằng vải in hoa sẵn, thậm chí không tự may thêu được quần áo nữa.

Hoặc như người Sán Dìu sống quanh chân núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với khoảng 35.000 người, thường ngày họ đều mặc trang phục hiện đại, chỉ lễ, Tết hay dịp đặc biệt mới mặc trang phục truyền thống dân tộc.

Với dân tộc Tây Nguyên, những bộ xà rông nổi tiếng được dệt bằng vải thổ cẩm ngày trước nay cũng dần bị thay thế bằng vải công nghiệp, dệt in sẵn. Ngoài ra còn hiện tượng “biến tấu” một cách đáng buồn các trang phục truyền thống của dân tộc, như kết hợp áo truyền thống với quần jean, đi dép lê, cắt tà áo cho ngắn đi...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mai một trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh sự giao thoa văn hóa, tác động của công nghệ 4.0, sự phát triển của công nghiệp may mặc, còn phải kể đến sự bất tiện của một số trang phục dân tộc, hoặc giá thành đắt đỏ của mỗi sản phẩm...

Cần mô hình hiệu quả

Từ năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Thời gian thực hiện của Đề án từ năm 2019 đến năm 2030 với mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số, góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh việc đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai các mô hình hiệu quả nhằm bảo tồn trang phục dân tộc. Đơn cử, tỉnh Bắc Kạn có 34 dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm tỉ trọng lớn nhất là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa đã nhanh chóng triển khai Đề án bằng những hành động tích cực như tiến hành khảo sát, kiểm kê, đánh giá trang phục truyền thống của các dân tộc, lên phương án bảo tồn. Trong 2 năm triển khai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các huyện Ba Bể, Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn xây dựng được 3 cụm pa nô tuyên truyền về trang phục truyền thống dân tộc thiểu số; phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lựa chọn 8 thôn thuộc 8 huyện, thành phố để tổ chức tập luyện, trình diễn trang phục truyền thống lồng ghép trong chương trình văn nghệ chào mừng của Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022...

Trên địa bàn tỉnh, trang phục truyền thống của dân tộc Tày tại các địa phương đến thời điểm hiện tại vẫn được bảo tồn khá tốt. Trang phục truyền thống của người Sán Chay (Sán Chỉ) ở xã Bộc Bố (Pác Nặm) còn được sử dụng và bảo tồn khá nguyên vẹn, trang phục được sử dụng khá thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày, các sự kiện quan trọng như lễ, Tết, các dịp sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương, thậm chí cả khi đi chợ phiên...

Một mô hình khác tại Sóc Trăng, những người quản lý văn hóa đã khuyến khích dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống ở những điểm du lịch, để chụp ảnh cưới, chụp ảnh lưu niệm; Tổ chức các chương trình trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với lễ hội văn hóa, sự kiện của địa phương. Trang phục truyền thống cũng được đưa vào trường học thông qua việc Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng đã tặng 600 bộ trang phục truyền thống (nam, nữ) dân tộc Khmer cho học sinh dân tộc các trường dân tộc nội trú.

Theo Tiến sĩ Phạm Cao Quý, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để bảo vệ và phát huy được di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống, trước hết cần nâng cao và thay đổi nhận thức của xã hội về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, cần duy trì tập quán sử dụng trang phục thông qua việc gìn giữ, thực hành các truyền thống văn hóa khác nhằm tạo môi trường, không gian, điều kiện để di sản văn hóa trang phục truyền thống của cộng đồng, dân tộc ngày càng gắn bó và hiện hữu trong các hoạt động văn hóa này. Mặt khác, những mô hình bảo tồn đã được áp dụng hiệu quả tại các địa phương cũng cần được học hỏi, nhân rộng, đặc biệt tại các nơi đang có nguy cơ cao biến mất trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…