Bão số 7 mạnh cấp 9, nhanh chóng sơ tán dân ven biển

Lực lượng Cảnh sát Đường thủy Nghệ An nhắc nhở ngư dân neo đậu thuyền bè.
Lực lượng Cảnh sát Đường thủy Nghệ An nhắc nhở ngư dân neo đậu thuyền bè.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 8/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai họp trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình về ứng phó với bão số 7.

Gây mưa lớn ở nhiều tỉnh

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 16h chiều ngày 8/10, bão đang trên vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.

“Bão có thể mạnh nhất cấp 9 khi ở trên Biển Đông và trên vịnh Bắc Bộ. Khoảng chiều tối đến đêm nay (9/)10 bão đi vào vịnh Bắc Bộ. Dự báo, bão có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi đi vào đất liền Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”, ông Lâm nhận định.

Theo ông Lâm, từ chiều nay (9/10), ở vịnh Bắc Bộ gió mạnh dần lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 11, sóng biển cao 2-4m. Tại các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vỹ có khả năng cấp 9, giật cấp 11.

Các huyện đảo và các đảo ven bờ thuộc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Trên đất liền, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có khả năng gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 do ảnh hưởng của bão kết hợp không khí lạnh.

Từ hôm nay (9/10) đến 12/10, Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ có khả năng xảy ra mưa to đến rất to. Khu vực vùng núi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; các vùng trũng, thấp, ven sông có nguy cơ ngập úng cục bộ.

Theo đó, khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam có mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến 20-40 mm, có nơi trên 50 mm. Từ ngày 10 - 12/10, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150-350mm, có nơi trên 350mm. Còn tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30-50mm/24h, có nơi trên 70mm/24h, mưa tập trung vào chiều và tối.

Trong khi đó, trên các sông ở Bắc Bộ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên 2-4m, đỉnh lũ trên thượng lưu các sông suối nhỏ đạt mức BĐ1 và trên BĐ1. “Với kịch bản mưa lũ trên sẽ có khoảng 7 tỉnh Bắc Bộ, 33 huyện ở khu vực Bắc Trung Bộ có nguy cơ ngập lụt cục bộ và 32 huyện ở Quảng Ninh, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất", ông Lâm nói.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã sẵn sàng phương án sơ tán dân trong tình huống dịch Covid-19. Dự kiến phương án sẵn sàng sơ tán 70.440 hộ/260.722 người dân khu vực ven biển.

Nhiều tỉnh sẵn sàng ứng phó

Để chủ động phòng, chống bão số 7 và mưa lớn, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, địa phương chịu ảnh hưởng của bão có trách nhiệm tổ chức kiểm đếm, thông tin, hướng dẫn di chuyển không để tàu thuyền trong khu vực nguy hiểm; hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại nơi neo đậu; tạo điều kiện cho các tàu thuyền vào trú tránh có phương án đảm bảo an toàn dịch COVID-19, tiếp tục tổ chức bắn pháo hiệu thông báo cho ngư dân chủ động phòng tránh bão; di chuyển người, lồng bè vào bờ đảm bảo an toàn; khẩn trương thu hoạch lúa, rau màu; có phương án đảm bảo an toàn cho các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các khu vực ngập sâu; theo dõi chặt chẽ lưu lượng nước đến các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước để chủ động vận hành điều tiết và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và hạ du…

Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành chịu ảnh hưởng của bão số 7 cũng đã lên phương án sẵn sàng có biện pháp ứng phó. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cho biết, tỉnh đã liên lạc 100% tàu thuyền, hiện còn 527 tàu đã nắm được thông tin, đang trên đường vào bờ hoặc đang khai thác ven bờ. Toàn tỉnh có 370 hồ đã đầy nước, tỉnh đang chỉ đạo xả nước để đón lũ. Qua rà soát tại các vùng thấp trũng, ven sông, ven biển, khu vực có nguy cơ sạt lở đất toàn tỉnh có khoảng 110.000 hộ/437.000 người, nên nếu phải di dân toàn bộ sẽ gặp khó khăn. Tỉnh sẽ rà soát lại, nếu phải sơ tán sẽ test nhanh COVID-19 trước khi di dời dân.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, tỉnh hiện còn 379 tàu đang hoạt động trên biển, 348 tàu đang hoạt động tại vùng ven biển, 31 tàu đang hoạt động tại vùng biển Quảng Ninh - Thanh Hóa, các tàu này đã nắm được thông tin và đang di chuyển vào bờ.

Trong ngày 8/10, tỉnh Nghệ An ra công điện ứng phó với diễn biến của bão, mưa lũ. Cụ thể, ở trên biển, tỉnh chỉ đạo quản lý chặt chẽ việc ra khơi và kiểm đếm tàu, thuyền, đặc biệt là các tàu cá đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão; duy trì thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Chỉ đạo, tổ chức kêu gọi, hướng dẫn phương tiện tàu, thuyền (bao gồm tàu cá và tàu vận tải, tàu công trình) thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh, trú an toàn; tạo điều kiện cho tàu cá và ngư dân các địa phương khác vào tránh, trú; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại khu neo đậu; triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản trên biển và ven biển.

Trên đất liền tiến hành rà soát, chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, nhất là phương án di dời, sơ tán dân để đảm bảo an toàn, đồng thời phòng, chống dịch COVID-19; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với bão mạnh, lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng, khu vực thấp trũng, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt, sạt lở đất năm 2020, sẵn sàng cho tình huống gây chia cắt, cô lập các khu vực…

Còn tại tỉnh Hà Tĩnh, địa phương này có 3.675 tàu, thuyền, trong đó 114 tàu cá có chiều dài từ 15m hoạt động ngoài khơi và 3.561 tàu thuyền hoạt động vùng ven bờ với tổng số 14.860 lao động. Hiện Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cũng đã phối hợp với Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương tập trung thông tin tình hình thời tiết cho ngư dân, hướng dẫn hướng di chuyển và kêu gọi tàu thuyền trong, ngoài tỉnh vào nơi tránh trú an toàn.

Do ảnh hưởng của bão, Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, khiến bờ biển Hải Dương thuộc TP Huế đã bị sạt lở với chiều dài khoảng 250m, ăn sâu vào đất liền khoảng 5m, song không gây thiệt hại về người và tài sản. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã yêu cầu toàn bộ tàu, thuyền trên địa bàn tỉnh vào nơi neo đậu an toàn. Công an tỉnh cũng đã chỉ đạo Cảnh sát Giao thông đường thủy hướng dẫn, neo đậu an toàn các tàu thuyền trên sông, đầm phá…

Theo Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Trưởng phòng Phòng Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), tính đến 6 giờ sáng 8/10 đơn vị đã kiểm đếm, kêu gọi 61.468 tàu/278.639 người biết vị trí, hướng di chuyển đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa (trong đó 4.557 tàu/15.419 lao động của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình hoạt động trong khu vực vịnh Bắc Bộ đã nắm được thông tin và di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm). Các tàu từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi không còn trong khu vực nguy hiểm, riêng 2 tàu Quảng Ngãi cách tâm bão 80km về phía Đông đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.