Báo Mỹ nói về 'bảo bối' của Nga khiến vũ khí phương Tây vô dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
Báo Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ mới đăng bài viết đánh giá rằng, năng lực tác chiến điện tử của Nga đã khiến các loại đầu đạn được dẫn đường chính xác của phương Tây trở nên “vô dụng” trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS trên mặt trận phía Nam của Ukraine vào tháng 9/2022. (Nguồn: WSJ)

Với hệ thống dẫn đường bị xáo trộn, một số loại vũ khí được cho là đã ngừng hoạt động trong vòng vài tuần sau khi tham chiến.

Khi Mỹ tuyên bố chuyển giao đạn pháo Excalibur dẫn đường bằng GPS cho Ukraine vào năm 2022, truyền thông thân Kiev dự đoán rằng những quả đạn trị giá 100.000 USD sẽ “khiến Nga phải chịu đau đớn”. Tuy nhiên, theo các chỉ huy Ukraine, quân đội Nga đã thích nghi trong vòng vài tuần.

Thiết bị gây nhiễu tín hiệu của Nga đã cung cấp tọa độ sai cho đạn pháo và gây nhiễu, khiến đạn pháo Ukraine chệch hướng hoặc rơi xuống đất.

WSJ dẫn lời các chỉ huy Ukraine cho hay: “Vào giữa năm ngoái, đạn M982 Excalibur do RTX và BAE Systems phát triển, về cơ bản đã trở nên vô dụng và không còn được sử dụng”.

Liên Xô đã đầu tư rất nhiều vào chiến tranh điện tử (EW) trong những năm 1980, coi công nghệ gây nhiễu là bức tường thành quan trọng chống lại tên lửa dẫn đường và đạn pháo mà Mỹ bắt đầu phát triển vào thời điểm đó.

Trong khi các loại vũ khí như đạn pháo Excalibur từ những năm 1990 được Washington sử dụng để gây ra tác động tàn khốc ở Iraq và Afghanistan, thì các quan chức và nhà phân tích ở Mỹ kết luận rằng, chúng kém hiệu quả hơn nhiều so với một đối thủ ngang hàng như Nga.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách công tác mua sắm và duy trì William LaPlante đánh giá: “Người Nga thực sự rất giỏi trong việc can thiệp vào các loại đạn dẫn đường".

Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges, người từng dự đoán rằng vũ khí phương Tây sẽ giúp Ukraine chiếm bán đảo Crimea nói với WSJ rằng: “Có lẽ chúng ta đã đưa ra một số giả định sai lầm vì trong 20 năm qua, chúng ta đã phóng vũ khí chính xác chống lại những người có thể làm mọi thứ… Nga và Trung Quốc thực sự có những khả năng này".

Một số hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng gặp số phận tương tự ở Ukraine.

Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) mới được phát triển, một dự án chung của tập đoàn Boeing ở Mỹ và Saab ở Thụy Điển, đã được chuyển giao cho Ukraine vào đầu năm nay, tuy nhiên, loại bom này đã bị rút khỏi mặt trận sau khi hoàn toàn không hiệu quả trước hoạt động tác chiến điện tử của Nga.

Tương tự như vậy, năng lực tác chiến điện tử của Nga đã làm giảm đáng kể độ chính xác của hệ thống tên lửa phóng loạt có điều khiển (GMLRS) do phương Tây cung cấp, được bắn từ hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS.

Giống như đạn Excalibur, tên lửa GMLRS từng được các chuyên gia và nhà phân tích thân Kiev mô tả là “kẻ thay đổi cuộc chơi” có thể xoay chuyển cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Ukraine.

Từ lâu, Nga đã khẳng định không có hệ thống vũ khí phương Tây nào có thể ngăn cản nước này đạt được chiến thắng. Tuần trước, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo, việc cung cấp những loại vũ khí này là một “dự án vô ích” và sẽ chỉ khuyến khích Kiev “phạm những tội ác mới”.

* Tiêu đề do Báo Pháp luật Việt Nam đặt lại

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.