Bạo lực học đường, đừng trách trẻ, hãy trách chính mình

 Sau khi bài viết “Trẻ bỏ nhà đi bụi: Lỗi tại ai?” được đăng tải, PLVN đã nhận được nhiều chia sẻ của bạn đọc về trách nhiệm của gia đình trước các hành vi, suy nghĩ lệch lạc của lứa tuổi vị thành niên hiện nay. Xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến tâm đắc đó.

 Thời gian này, vấn nạn bạo lực học đường gia tăng mạnh đang làm dư luận xã hội bức xúc. Thay vì trách móc con trẻ, người lớn hãy thẳng thắn nhìn lại chính mình để thấy rằng đây là hệ quả của việc giáo dục thiên lệch - nặng về kiến thức mà xem nhẹ những bài học về tình yêu thương và sự chia sẻ...

Đau lòng cảnh con trẻ đánh nhau

Chỉ trong năm 2010 đã có ít nhất năm vụ “nữ sinh đánh nhau”, “nữ sinh đánh hội đồng” làm xôn xao dư luận.

Bạo lực học đường. Hình minh họa
Bạo lực học đường. Hình minh họa
Mở đầu là clip nữ sinh Hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao cộng đồng mạng, làm dư luận hết sức quan tâm cũng như làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục ở thủ đô. Clip xuất hiện trên internet vào tối 3/3/2010, cư dân mạng xôn xao khi cảnh quay từ đoạn clip những hình ảnh một nữ sinh lớp 10 bị “đánh hội đồng”.

Tiếp đến một clip khác được tung lên mạng ngày 10/10 có thời lượng 3 phút. Vụ hành hung được quay cận cảnh, rõ nét với hình ảnh một nữ học sinh mặc đồng phục bị hai bạn nữ cũng mặc đồng phục bao vây, túm tóc lôi kéo, đấm đạp vào mặt, ngực, bụng. Thậm chí, nạn nhân còn liên tục hứng chịu những cú nện bằng chân, lên gối vào đầu, mặt, kéo lê trên sàn nhà và những lời xỉ vả tục tĩu.

Một clip khác mô tả cảnh nữ sinh THPT ở Nghệ An bị đánh hội đồng cũng được tung lên mạng vào chiều tối ngày 14/9 khiến cộng đồng mạng cũng như dư luận trên địa bàn hết sức phẫn nộ. Trong clip, một nữ sinh bị một nhóm nam nữ khác cùng lứa vừa kéo đi trên đường Tản Đà (TP.Vinh) vừa chửi bới thiếu văn hóa.

Một video clip khoảng 8 phút quay cảnh nữ sinh mặc đồng phục THCS đánh đấm, làm nhục bạn gái trên bãi biển đang xôn xao dư luận tại Bình Thuận. Trong clip, nữ sinh này mặc áo khoác màu nâu, đạp dã man vào một nữ sinh mặc đồ màu trắng. Nhiều nữ sinh khác vây quanh, hô hào cổ vũ. Đây là clip nữ sinh đánh bạn thứ hai trong năm 2011 bị tung lên mạng. Trước đó, 3 nữ sinh Trường THCS Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) đã có hành vi tương tự.
Ngày 23/10, trên mạng youtube xuất hiện một clip nữ sinh bị đánh hội đồng có thời lượng dài hơn 3 phút làm xôn xao cư dân mạng. Nữ sinh bị đánh là học sinh lớp 11 THPT Lương Thế Vinh (Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh).

Vụ thứ năm là nhóm học sinh lớp 8 ở trường THCS Mạnh Kiếm Hùng, Quận 5 (TP.Hồ Chí Minh) bắt bạn học cởi áo rồi đánh đập tàn nhẫn ngay giữa lớp học. Sự việc diễn ra trong trung tuần tháng 11/2010 và clip đã được nhiều học sinh truyền tay nhau trước khi xuất hiện trên internet.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo , từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học sinh.

Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh  thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Khi xem những hình ảnh này, phản ứng là của phần đông dư luận xã hội là giật mình, xót xa trước câu hỏi: Vì đâu mà con em chúng ta nên nông nỗi này?

Không thể có con tốt nếu cha mẹ xấu

Là người theo dõi rất sát những vụ bạo lực học đường cũng như diễn biễn tâm lý của cả “thủ phạm và nạn nhân” trong những vụ đó, nhà báo Nguyễn Thị Lan Minh (Trưởng ban Truyền thông, Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam) đã xót xa thốt lên: “Đừng trách con trẻ! Vấn nạn này là hệ quả của việc giáo dục thiên lệch - nặng về kiến thức mà xem nhẹ những bài học về tình yêu thương và sự chia sẻ”.

Theo nhà báo Nguyễn Thị Lan Minh, trường học cũng có trách nhiệm lớn trước sự băng hoại đạo đức của giới trẻ. Bên cạnh kiến thức, các em cần được giáo dục luật pháp và trang bị những kiến thức về kỹ năng sống. Nhưng điều đó hiện nay vẫn bị xem nhẹ. Ở tuổi mới lớn, trẻ hầu như không muốn thầy cô giáo và cha mẹ biết được chuyện gì đang xảy ra với nó. Do đó nhà trường và gia đình phải luôn gần gũi và hãy thật nhạy cảm với những cảm xúc của các em, tạo dựng sự tương tác giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giúp các em đối mặt với sợ hãi và lo lắng.
Theo bà Lan Minh, vụ ẩu đả, làm nhục nhau của hai nữ sinh Hà Nội năm 2010 giữa nơi công cộng đã gióng lên nỗi lo ngại về sự băng hoại đạo đức của giới trẻ. Nhưng cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, sai phạm này không chỉ do con trẻ mà trách nhiệm lớn thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội.

Bà Lan Minh phân tích: Thứ nhất, đối với việc giáo dục trẻ trong gia đình thì việc con cái tự kiếm được học bổng du học, kỳ vọng con trở thành “công dân toàn cầu” đang là đích ngắm, mục tiêu giáo dục của số đông phụ huynh thời nay. Các vị phụ huynh luôn nỗ lực tìm kiếm những trường học tốp đầu, các chương trình đào tạo mới tiên tiến, không ngại chở con đến các buổi học thêm. Nhưng lại có rất ít cha mẹ chịu đọc và kể cho con cái mình những câu chuyện cổ tích hay những tác phẩm văn học có giá trị. Nên thật dễ hiểu khi các em rất giỏi kiến thức, giỏi khoa học công nghệ nhưng lại vô cùng khó khăn để thuộc hoặc nhớ được những câu ca dao, các tích truyện dân gian - những nhân tố góp phần làm giàu tính nhân văn, nhân ái trong tâm hồn mỗi người.

Thiếu niên tuổi mới lớn rất dễ “hấp thụ” những tiêu cực trong đời sống. Hiện có rất ít bậc cha mẹ nhận ra rằng: Họ đang để lại cho con cái những điều không tích cực trong thái độ và cách hành xử trước công việc, hàng xóm, bạn bè... Thực tế cho thấy, những ông bố bà mẹ tiêu cực không thể nuôi dạy được những thanh thiếu niên tích cực. Các bà mẹ cũng vô cùng thiếu sót khi luôn tất bật với công việc cơ quan, xã hội mà bỏ quên giáo dục “công dung ngôn hạnh” cho các cô con gái.

Thứ hai là sự thờ ơ, bàng quan của cộng đồng cũng sẽ khiến các em gia tăng những hành vi sai trái. Những chuyện xảy ra trong xã hội người lớn cũng sẽ xảy ra ở xã hội trẻ em. Chúng ta nói gì về người quản lý nghiêm khắc ở nơi làm việc? Chúng ta xử sự sao khi gặp một người hàng xóm thô lỗ? Chúng ta bày tỏ thái độ gì khi bị kẹt xe hay với những người không may gặp nạn trên đường? Trẻ sẽ luôn quan sát mọi hành xử của người lớn trong cuộc sống. Bởi vậy cần cho giới trẻ nhìn thấy và cảm nhận tình yêu thương không chỉ trong gia đình mà ở cả những mối quan hệ xã hội. Điều đó sẽ giúp trẻ tránh xa bạo lực.

An Nhiên 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.