Bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng, đa dạng, phức tạp hơn

Quang cảnh Phiên họp thứ 10 chiều 16/4.
Quang cảnh Phiên họp thứ 10 chiều 16/4.
(PLVN) - Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng, đa dạng, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều gia đình, gây ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội.

Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 10 vào chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) sửa đổi.

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Sau gần 15 năm thực hiện, Luật Phòng, chống BLGĐ (BLGĐ) hiện hành đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần bảo vệ người bị BLGĐ, xử lý các hành vi BLGĐ. Tuy nhiên, vấn nạn BLGĐ có xu hướng trầm trọng, đa dạng, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều gia đình, gây ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội.

Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, có hơn 90% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả điều tra này còn cho thấy, năm 2019, BLGĐ với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP, tăng 0,2% so với năm 2012. Không chỉ BLGĐ với phụ nữ mà BLGĐ với trẻ em, người già cũng diễn ra phổ biến và có nhiều vụ việc nghiêm trọng trong thời gian qua…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật này nhằm khắc phục những bất cập như biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, hỗ trợ người bị BLGĐ còn chưa cụ thể, chưa bao quát, nhiều biện pháp còn nặng về thủ tục hành chính nên thiếu tính khả thi, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ và những người khuyết tật trong gia đình…

Theo đó, dự án Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) tập trung vào cụ thể hóa 3 chính sách, cụ thể: Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người bị BLGĐ; Cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng chống BLGĐ; Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng chống BLGĐ.

Trình bày thẩm tra dự thảo Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh bày tỏ tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật và cơ bản nhất trí với phạm vi sửa đổi của dự án Luật.

Đồng thời, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo, trong quá trình sửa đổi Luật, tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, nhất là đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của người bị BLGĐ, tôn trọng các quyền của công dân khi xử lý các hành vi vi phạm về BLGĐ; quan tâm các vấn đề về văn hóa, gia đình, đặc điểm tâm lý của các nhóm đối tượng cũng như đặc thù vùng miền, dân tộc.

Theo Chủ tịch Quốc hội, hậu quả về vật chất, tinh thần về BLGĐ rất lớn.

Theo Chủ tịch Quốc hội, hậu quả về vật chất, tinh thần về BLGĐ rất lớn.

Quan tâm đến 3 nhóm chính sách trong dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cơ quan soạn thảo cần làm đậm nét hơn 3 nhóm chính sách, như chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa để phòng, chống BLGĐ, bởi lẽ hậu quả về vật chất, tinh thần về BLGĐ rất lớn. Đối với nhóm cơ chế phối hợp, phát hiện, ngăn chặn xử lý BLGĐ, nếu phát hiện không kịp thời thì trách nhiệm này của ai? Nêu vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, cần xác định được cơ quan nào chủ trì, cơ chế phối hợp ra sao?

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết xây dựng dự án Luật; đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá đầy đủ từng vấn đề, nội dung nào hạn chế, thuộc về quy định của Luật hay do tổ chức thực hiện để có định hướng sửa đổi cho trúng, đầy đủ.

Về phạm vi sửa đổi của dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, phải bao quát được vấn đề phòng, chống BLGĐ trong tình hình mới; khắc phục những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật, bảo đảm việc sửa đổi Luật lần này góp phần gìn giữ tốt hơn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đồng thời, bảo đảm tính khả thi của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị BLGĐ và người tham gia phòng, chống BLGĐ. Thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường sự đóng góp và tham gia của toàn xã hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong phòng, chống BLGĐ.

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).