Bảo đảm giúp người dân tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý kịp thời, hiệu quả

Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Phó Chánh án Nguyễn Văn Tiến, đại diện 2 cơ quan ký kết Chương trình phối hợp về người thực hiện TGPL trực tại Toà án.
Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Phó Chánh án Nguyễn Văn Tiến, đại diện 2 cơ quan ký kết Chương trình phối hợp về người thực hiện TGPL trực tại Toà án.
(PLVN) - Thời gian qua, việc xác định là dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu đã khẳng định vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) trong việc đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội , công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Bổ sung chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng I

Hiện nay, hệ thống TGPL có 63 Trung tâm TGPL nhà nước với 1.233 viên chức, người lao động, trong đó 730 Trợ giúp viên pháp lý (bao gồm cả số trợ giúp viên pháp lý mới đạt kết quả kiểm tra tập sự năm 2022 đã và đang được bổ nhiệm), 104 Chi nhánh TGPL cấp huyện, liên huyện. Bên cạnh đó, công tác TGPL còn huy động 670 luật sư, 38 cộng tác viên ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm TGPL; 180 tổ chức đăng ký tham gia TGPL và 40 tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL với Sở Tư pháp.

Đặc biệt, năm 2022 mới được bổ sung thêm chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I – Đây là hạng cao nhất của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý và lần đầu tiên trong các chức danh viên chức sự nghiệp thuộc ngành tư pháp quản lý có chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I, qua đó khẳng định thêm vị trí, vai trò, tính chuyên nghiệp của Trợ giúp viên pháp lý trong hệ thống chức danh nghề nghiệp viên chức.

Các Trợ giúp viên pháp lý đều đã đáp ứng các yêu cầu của đào tạo nghề, hạng chức danh, phải trải qua lớp đào tạo nghề, tập sự và đạt kết quả tại kỳ kiểm tra hết tập sự do Bộ Tư pháp tổ chức mới được bổ nhiệm chức danh và hành nghề. Hằng năm, 100% trợ giúp viên pháp lý hoàn thành nghĩa vụ tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc theo quy định. Đến nay, trợ giúp viên pháp lý đã trở thành đội ngũ nòng cốt cung cấp dịch vụ TGPL cho người dân; số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý tăng hằng năm.

Thời gian qua, các địa phương đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của công tác TGPL là thực hiện các vụ việc TGPL, nhất là vụ việc tham gia tố tụng. Đặc biệt, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hệ thống TGPL đã nỗ lực, chủ động trong tiếp cận vụ việc và triển khai các hoạt độnghướng tới mục tiêu cốt lõi là thực hiện vụ việc với chất lượng tốt nhất, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được TGPL. Trong năm 2022, nhiều vụ việc nổi cộm được báo chí đưa tin, dư luận xã hội quan tâm đã được Cục TGPL, Bộ Tư pháp theo dõi, chỉ đạo và các Trung tâm TGPL chủ động, kịp thời tiếp cận nhu cầu TGPL để cử người thực hiện TGPL bảo vệ quyền và lợi ích kịp thời, hiệu quả cho người được TGPL.

Năm 2022, số lượng các vụ việc tăng lên so với năm 2021, cụ thể: số vụ việc thụ lý mới là25,023 vụ việc (tăng 16%); số vụ việc thực hiện là 38.010 vụ việc (tăng 18%); số vụ việc tham gia tố tụng thực hiện là 32.081 vụ việc (tăng 17%). Từ khi triển khai Luật TGPL đến nay, số lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng và năm 2022 là năm có số lượng vụ việc tham gia tố tụng thực hiện cao nhất từ trước tới nay.

Không chỉ số lượng vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng, chất lượng TGPL ngày càng được nâng lên. Nhiều vụ việc mà quan điểm bào chữa, bảo vệ cho người được TGPL của người thực hiện TGPL được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận, được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh, thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị của Viện Kiểm sát, thậm chí được vô tội đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo đảm nguyên tắc, nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử và phòng, chống oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành các Tiêu chí xác định vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công vào ngày 16/5/2022 (Quyết định số 1179/QĐ-BTP) với 30 tiêu chí trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự làm cơ sở để địa phương xác định vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công. Đây là lần đầu tiên ngành Tư pháp có các tiêu chí để đánh giá sự thành công đối với một vụ việc dịch vụ pháp lý cụ thể.

Theo tổng hợp từ địa phương năm 2018 – 2022, có 23.858 vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả, trong đó chia theo người thực hiện TGPL: Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 20.284 vụ việc, Luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL thực hiện 3.574 vụ việc. Riêng năm 2022 có 7.417 vụ việc tham gia tố tụng thành công.

Có thể nói, với những kết quả trên, hoạt động TGPL đã phát huy được vai trò của mình thông qua việc thực hiện các vụ việc TGPL cụ thể, nhất là các vụ việc đem lại thành công, hiệu quả rõ rệt để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền công bằng trong tiếp cận công lý, tạo niềm tin của người dân nói chung và người được TGPL nói riêng vào tổ chức thực hiện TGPL trên toàn quốc.

Công tác phối hợp TGPL ngày càng chặt chẽ, hiệu quả

Thời gian gần đây, với sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cấp chính quyền, tư pháp địa phương trong việc chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức TGPL đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Điển hình là quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm TGPL ngày càng được củng cố, giúp người thuộc diện TGPL sớm tiếp cận với thông tin về quyền được TGPL và thụ hưởng khi có nhu cầu. Đa số các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã thực hiện đúng việc giải thích, thông tin, thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TGPL thực hiện vụ việc theo quy định của Luật TGPL và các văn bản pháp luật có liên quan.

Mới đây, ngày 19/5/2022, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao đã ký ban hành Chương trình phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án (Chương trình phối hợp 1603/CTPH-BTP-TANDTC). Lần đầu tiên có cơ chế người thực hiện TGPL trực tại Tòa án nhân dân trong phạm vi toàn quốc, qua đó sẽ giúp bảo đảm tiếp cận và thụ hưởng TGPL kịp thời trong tố tụng cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thuộc diện được TGPL, hạn chế việc người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý bị bỏ lỡ cơ hội được nhận dịch vụ pháp lý miễn phí.

Bên cạnh mối quan hệ phối hợp về TGPL trong tố tụng, các Sở Tư pháp/Trung tâm TGPL nhà nước còn tích cực phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương trong việc huy động luật sư có kinh nghiệm, uy tín tham gia TGPL. Đặc biệt, trong năm 2022, để thực hiện quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTP, nhiều địa phương đã ban hành công văn, văn bản đến UBND cấp xã đề nghị phối hợp triển khai thực hiện trách nhiệm thông tin, giới thiệu về TGPL. Một số địa phương đã triển khai có kết quả nội dung này (ví dụ như ở Tuyên Quang đã giới thiệu được 139 trường hợp, Vũng Tàu đã giới thiệu được 152 trường hợp...).

Để phát triển công tác TGPL trong thời gian tới, Bộ Tư pháp xác định tiếp tục lấy người được TGPL làm trung tâm, bảo đảm giúp người dân tiếp cận hoạt động TGPL kịp thời, thuận lợi, có chất lượng và ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại. Khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động TGPL là một trong những thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý cho một bộ phận lớn người dân trong xã hội, qua đó góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp nói riêng, trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung.

Qua đó, trong năm 2023, sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động TGPL và tạo sự đồng bộ với các hoạt động khác trong các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, thể hiện vai trò tích cực trong an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tiếp tục kiện toàn, tăng cường năng lực Trung tâm TGPL Nhà nước tương xứng với vị trí là đơn vị cung cấp sự nghiệp công thiết yếu, kiện toàn các Chi nhánh đã có (bảo đảm về nhân sự, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất), thành lập Chi nhánh mới khi đáp ứng yêu cầu của Luật TGPL và đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương. Tăng cường số lượng và nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL, nhất là Trợ giúp viên pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về TGPL của người dân thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn…

Cùng đó, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc nâng cao hiệu quả công tác TGPL trong toàn quốc, nhất là công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng về giải thích, giới thiệu, thông tin, thông báo về nhu cầu TGPL, trực qua điện thoại kết nối với cơ quan tố tụng..... Triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp về người thực hiện TGPL trực tại Tòa án nhân dân.

Tiếp tục truyền thông hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền; nâng cao kiến thức, hiểu biết về TGPL của đội ngũ cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ TGPL. Vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả Hệ thống Quản lý tổ chức vàhoạt động TGPL, tích cực chuẩn bị thực hiện các bước tiếp theo của dự án đầu tư “Cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo về TGPL”.

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.