Báo chí giải pháp - 'ngọn hải đăng' chỉ dẫn độc giả

Quang cảnh Diễn đàn. (Ảnh: Congluan)
Quang cảnh Diễn đàn. (Ảnh: Congluan)
(PLVN) - Báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo khác báo chí truyền thống như thế nào? Các cơ quan báo chí cần phải làm gì để nâng cao vai trò, phát huy thế mạnh, góp phần xây dựng nền Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn? Đây là những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Tổng Biên tập 2024: “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (Diễn đàn), diễn ra cuối tuần qua.

Diễn đàn là nơi lãnh đạo các cơ quan báo chí, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí chia sẻ, thảo luận về báo chí giải pháp - xu hướng báo chí đang được các toà soạn trên thế giới cũng như tại Việt Nam hết sức quan tâm. Diễn đàn gồm 2 phiên thảo luận: Phiên thứ nhất “Báo chí giải pháp - Xu hướng và tiềm năng”; Phiên thứ hai: “Triển khai báo chí giải pháp: Cách thức, mô hình nào hiệu quả?”

Độc giả cảm thấy được trao quyền và mang lại hy vọng

Trong bài thuyết trình tổng quan về báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, thông tin tiêu cực dường như trở thành ADN của báo chí; theo đó những bài viết về thảm kịch đối với con người, thiên tai và xung đột toàn cầu đóng vai trò chủ đạo để kích thích mọi người đọc tin mỗi ngày…

Khi mà niềm tin với truyền thông bị xói mòn và tình trạng né tránh tin tức cao chưa từng thấy, các cơ quan báo chí phải tìm hiểu lý do người dùng ồ ạt xa rời tin tức và tìm ra cách thu hút, tương tác và giữ chân độc giả. Tin tức tiêu cực thường bị coi là một trong những nguyên nhân chính, vì vậy báo chí phải xác định cách thức hoàn thành nhiệm vụ - đưa tin - mà không làm độc giả xa lánh.

“Một hướng đi đang hiện rõ cho ngành báo là báo chí xây dựng/báo chí giải pháp. Theo đó, các cơ quan báo chí trong khi đưa tin thì cũng đề xuất các giải pháp hoặc luận giải kỹ lưỡng để độc giả cảm thấy được trao quyền và mang lại hy vọng”, ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định, báo chí đang đứng trước rất nhiều thay đổi. Thực tế cho thấy, công chúng trẻ, thế hệ Gen Z giờ đây không đọc báo in, không xem truyền hình, không nghe phát thanh nhưng họ vẫn biết hết tất cả thông tin.

Trước đây, có hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn câu chuyện, chúng ta chọn lọc đưa câu chuyện nào thì công chúng biết đến nội dung đó, nhưng bây giờ họ còn biết nhiều hơn những gì báo chí đưa tin.

Tuy nhiên, khi công chúng bị choáng ngợp trước “cơn bão” thông tin, giữa những tin tức thật giả lẫn lộn, không đủ sức để xử lý, thì người dùng mong muốn được các cơ quan báo chí chính thống chọn lọc, định hướng. Lúc này, các quan báo chí như “ngọn hải đăng” để chỉ dẫn cho người dùng trong các vấn đề về công việc cũng như cuộc sống.

“Làm thế nào để giữ vị trí ngọn hải đăng như thế, các cơ quan báo chí phải vượt qua rất nhiều trở ngại ở hiện tại và tương lai” - ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh - “Thứ làm báo chí khác biệt là những thứ sâu sắc. Còn nếu tiếp tục chạy đua về nhanh, về nhiều thì không thể thắng. Vì thế, tôi muốn các cơ quan báo chí, không phải tất cả phải dành nguồn lực cho báo chí chuyên sâu. Tuy nhiên, hãy tạo ra những câu chuyện tích cực, mang tính xây dựng và giải pháp, tạo thế cân bằng, đa chiều trong tin tức để thấy được sự khác biệt của báo chí”.

“Lối thoát” để báo chí chính xác và hoàn thiện hơn

Thống nhất cho rằng báo chí giải pháp đem lại rất nhiều hiệu quả tích cực cho sự phát triển của xã hội, nhưng các đại biểu cũng phản ánh không ít khó khăn, thách thức đối với việc thực hiện báo chí giải pháp và báo chí kiến tạo tại Việt Nam. Do vậy, các đại biểu kiến nghị, bên cạnh việc chú trọng công tác đào tạo, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cả lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và người làm báo.

Người làm báo chí giải pháp cần phải có một tư duy đổi mới, tích cực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuân thủ nghiêm túc quy trình tác nghiệp; thành thạo trong việc tiếp cận, sử dụng công nghệ để tạo ra các nội dung đa phương tiện, truyền tải thông tin một cách hấp dẫn để sáng tạo ra các tác phẩm báo chí giải pháp thực sự có giá trị. Báo chí giải pháp đòi hỏi các phóng viên, nhà báo có tinh thần đồng hành vì sự phát triển của xã hội; có kiến thức, khả năng phân tích và đánh giá các vấn đề.

Đặc biệt, các cơ quan Nhà nước cần tăng cường cơ chế hỗ trợ, cơ chế đặt hàng các cơ quan báo chí trong lĩnh vực truyền thông chính sách, xây dựng chính sách để không chỉ tuyên truyền, định hướng mà còn hướng đến các giải pháp giải quyết những vấn đề cấp thiết mà thực tiễn đang đặt ra… Như vậy, báo chí giải pháp chính là “lối thoát” để báo chí trở nên chính xác và hoàn thiện hơn. Và đó cũng chính là sự khẳng định lại những giá trị đích thực, bền vững của báo chí truyền thống.

Ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nêu rõ, để phát triển báo chí, đặc biệt là báo chí giải pháp, vấn đề cần quan tâm nhất là đào tạo nguồn nhân lực.

“Chúng ta cần tìm giải pháp cho chính mình trước khi tìm giải pháp cho người khác”, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh, đồng thời đề nghị các cơ quan báo chí cần nhìn thấy những vấn đề của mình để phát huy thế mạnh, khắc phục những tồn tại. Bởi nền báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, nếu có một vấn đề gì đó cần hiệu triệu, định hướng xã hội, cần tập hợp lực lượng để làm những việc tốt cho đất nước thì lúc đó hệ thống chính quyền, người dân luôn tìm đến báo chí và tìm thấy mình trong báo chí.

Phát biểu chỉ đạo, ông Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, báo chí giải pháp, báo chí xây dựng, báo chí kiến tạo là những nội dung được công chúng và các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm. Thời gian tới, từ sự định hướng của các cơ quan chỉ đạo báo chí, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí cần nâng cao vai trò, phát huy thế mạnh và phát triển báo chí giải pháp, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh tình trạng bất cứ việc gì, cấp dưới cũng lên 'xin' cấp trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh tình trạng bất cứ việc gì, cấp dưới cũng lên 'xin' cấp trên

Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 để xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).

Đọc thêm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Tuần lễ Cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79: Chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng và Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân tại Sân bay quốc tế J.F Kennedy. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 21/9 (theo giờ địa phương, sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ; bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.

Cả hệ thống chính trị đồng lòng khắc phục hậu quả thiên tai: Không để người dân thiếu cái ăn, chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp đến thôn Làng Nủ để động viên thăm hỏi sau vụ lũ quét tang thương. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Sau trận lũ quét do bão Yagi gây ra, toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã khẩn trương vào cuộc nhằm khắc phục hậu quả. Sự chỉ đạo mạnh mẽ từ Chính phủ và các cấp lãnh đạo, tinh thần đồng thuận giữa chính quyền địa phương và các lực lượng cứu trợ đều hướng đến mục tiêu quan trọng: ổn định cuộc sống Nhân dân.

Thủ tướng: Hệ thống ngân hàng cần thực hiện '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá'

Thủ tướng: Hệ thống ngân hàng cần thực hiện '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá'
Chiều 21/9, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
Kết luận hội nghị với các doanh nghiệp lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong và khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc với tinh thần "tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển".

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc: Góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao khoá 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong gần 50 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của ta; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ: Chuyến công tác khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, phóng viên TTXVN tại Washington đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.