Băn khoăn mô hình các trường đại học

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình
(PLO) -  Đó là vấn đề được nhiều Đại biểu quốc hội (ĐB) chuyên trách đặt ra khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học diễn ra hôm nay (7/9).

Sáp nhập hay không sáp nhập?

Vấn đề được nhiều ĐB quan tâm chính là mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học và khái niệm đại học. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Phan Thanh Bình, vấn đề này hiện đang có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất của cơ quan thẩm tra đề nghị, quy định thống nhất, mạch lạc mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm có Trường đại học và Đại học (hệ thống các trường đại học). Theo đó, hạt nhân cơ bản của hệ thống giáo dục đại học là trường đại học có cơ cấu tổ chức bên trong gồm các trường chuyên ngành, các khoa, bộ môn và các tổ chức cần thiết khác phục vụ cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ tùy theo nhu cầu của nhà trường. Ông Bình cho rằng, mô hình “trường đại học trong đại học” không mới trong xu hướng phát triển, đồng thời tạo độ mở cho mô hình cơ sở giáo dục đại học, thuận lợi cho việc kếp hợp, sáp nhập, giảm số lượng trường. Thực tế xây dựng hai đại học quốc gia đã chứng minh tính đúng đắn của mô hình này khi có cơ chế và nguồn lực phù hợp.

Tuy nhiên, loại ý kiến thứ hai của cơ quan soạn thảo là Bộ Giáo dục và đào tạo lại đề nghị quy định hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm có đại học, trường đại học, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác, gọi chung là đại học.

Băn khoăn vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã đặt vấn đề: Vậy mô hình như cơ quan soạn thảo đưa ra có gì bất cập về mặt nội dung và hình thức?. Còn theo mô hình như đại học quốc gia thì cũng phải tính vì mô hình này hiện nay cũng đang có những bất cập thì phải tính vì 2 đại học quốc gia hiện nay mới chỉ là xác nhập theo giải pháp hành chính, giống như trong kinh tế có các tập đoàn thì đại học cũng có mô hình tương tự.

Cũng băn khoăn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, nếu có mô hình đại học và trường đại học thì hội đồng trường cũng phải khác nhau, bộ máy của cũng phải khác nhau vì một ông cấp ở trên, một ông trường trực thuộc ở dưới. Trong dự thảo nêu gần như là mộ không rạch ròi.

ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đề nghị, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ từ khi thành lập mô hình hai đại học quốc gia có đem lại hiệu quả thiết thực không? Nếu sau này giao tự chủ cho các trường đại học thì quá trình hoạt động của các trường cần sự tự thân vận động do vậy, nếu các trường thấy cần tạo thêm sức mạnh họ có thể tự sát nhập với nhau. Do đó, dự thảo cần tính toán đến khả năng này.

Đồng quan điểm ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, trong vấn đề liên kết của các trường dự thảo nên quy định theo liên kết “mềm”. Tức là để các trường tự nhận thấy nhu cầu, thực lực và tự chủ thì liên kết lại với nhau. “Chúng ta tăng quyền tự chủ để các trường tự quyết định việc liên kết với nhau, còn luật chỉ nên tạo hành lang pháp lý chứ không nên liên kết “cứng” là áp đặt theo mệnh lệnh hành chính”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.

Giải trình vấn đề này, ông Phan Thanh Bình cho rằng, trước yêu cầu hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực đang buộc các đại học phải năng động, cạnh tranh hơn. Các trường không chỉ cạnh tranh với nhau mà phải cạnh tranh với cả quốc tế cho nên có việc các trường liên kết lại với nhau. Và hiện quốc tế đang theo xu hướng này. Chúng ta có hơn 200 trường vậy có sáp nhập lại hay không là vấn đề đang được đặt ra. Như ở Pháp họ có hơn 100 trường nhưng gom lại chỉ còn 25 trường; Philippin cũng chỉ còn 17 trường. Nhật Bản cũng đã hình thành tập đoàn Đại học quốc gia để giải quyết những bài toán lớn đặt ra ở tầm quốc gia. “Xu hướng khác của giáo dục đại học là đa lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo độc lập nữa mà cần thiết phải đứng trong một tổ hợp. Vậy nên các trường đại học đều đang bắt đầu hình thành các tổ hợp như thế. Do đó phương án đưa ra của cơ quan thẩm tra là nhằm thích hợp cho xu hướng, mục tiêu đó. Và nên tạo hành lang pháp lý để các trường tự nguyện xắp xếp sáp nhập lại với nhau”, ông Bình nói.

Hội đồng trường ôm đồm quá nhiều việc của Hiệu trưởng

Liên quan đến vấn đề hội đồng trường của các trường đại học các ĐB cho rằng, dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ hội đồng trường còn chung chung, chưa rõ ràng sẽ không phát huy được trí tuệ của tập thể cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hội đồng cũng như cá nhân hiệu trưởng.

Là Giám đốc của Học viên Nông nghiệp Việt Nam - một trong số ít trường đang thí điểm mô hình trên, GS. TS Nguyễn Thị Lan Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, việc sửa luật lần này cần tạo được sự linh hoạt, phát huy trí tuệ cá nhân, trí tuệ tập thể, đảm bảo công khai, minh bạch, tận dụng được cơ hội, lợi thế của giáo dục đại học chứ không kìm hãm sự phát triển của các trường.

Nói riêng về Điều 16 về hội đồng trường, GS Nguyễn Thị Lan cho rằng, dự thảo lần trước có vẻ tốt hơn nhưng dự thảo này sửa quá nhiều nên nếu đưa vào thực tế sẽ ảnh hưởng lớn đến các trường. Đưa ra ví dụ cụ thể, GS. Nguyễn Thị Lan cho biết, tại Điểm d, Khoản 2, Điều 16 quy định hội đồng trường quyết định nhân sự hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng và các chức danh quản lý trong giáo dục đại học do hiệu trưởng đề xuất. Theo GS. Nguyễn Thị Lan, ở đây ta cần làm rõ chức danh do cấp nào, là cấp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hay trưởng bộ môn, phó bộ môn? Và hội đồng nhà trường quyết định hay thông qua hay phê chuẩn? “Mỗi từ này sẽ đi theo quy trình khác nhau vì thế ta nên thận trọng”, GS. Lan lưu ý.

Cũng theo GS. Lan việc dự thảo quy định, giao Hội đồng nhà trường lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến của toàn thể giáo viên về các quy định, quy chế của trường trước khi ban hành là quá nhiều. Bởi vì, đối với một cơ sở đại học có quá nhiều quy định mà cái gì cũng chờ hội đồng nhà trường lấy ý kiến xong hiệu trưởng mới được quyết định thì đây là điểm tắc nghẽn vô cùng. “Trong khi thí điểm chúng tôi mắc phải và thấy quá vướng về vấn đề này”, GS. Lan bày tỏ và cho rằng, Hội đồng nhà trường nên chỉ lấy ý kiến về những vấn đề lớn như quy chế tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính và tài sản còn những quy định khác thì để ban giám hiệu và đảng ủy lấy ý kiến. Hội đồng nhà trường nên tập trung vào vấn đề chiến lược, các chủ trương lớn của trường.

ĐB Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên Huế) cũng cho rằng, ban soạn thảo cần rà soát lại những quy định hội đồng nhà trường nếu cứ như quy định thì sẽ gây khó khăn rất lớn không phát huy quyết định tập thể và nâng cao  trách nhiệm của hiệu trưởng.

Kiểm định đại học còn hình thức?

Việc xếp hạng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học cũng được nhiều ĐB quan tâm. ĐB Bùi Thanh Tùng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng bày tỏ băn khoăn, chúng ta khuyến khích để các trường chủ động xếp hạng nhưng lại thiếu quy định điều kiện để “kiểm định”đối với các tổ chức kiểm định, bởi trước đây là Bộ Giáo dục và đào tạo kiểm định nhưng hiện nay lại cho phép các tổ chức độc lập tham gia kiểm định. Đây là vấn đề rất quan trọng vì phụ huynh và học sinh căn cứ vào xếp hạng của các trường để học.

Cùng chung quan điểm, ông Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, muốn có được sự tự chủ, sáng tạo thực sự cho các trường thì phải lấy kiểm định làm công cụ và chất lượng kiểm định phải được nâng lên. Tuy nhiên thực tế vừa qua khi áp dụng kiểm định thì chỉ chúng ta chỉ kiểm định cơ sở vật chất mà không kiểm định giáo viên trong khi người dạy, người học mới là yếu tố chính quyết định chất lượng đào tạo.

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) thì cho rằng: Kiểm định là điều kiện của tự chủ, kiểm định chất lượng các trường sẽ khuyến khích người học yên tâm lựa chọn tuy nhiên kiểm định hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề băn khoăn khi trường đã kiểm định chất lượng không hơn trường kiểm định. Chúng ta mới dừng ở mức độ kiểm định trang thiết bị cơ sở vật chất, còn chất lượng giảng dạy, người dạy, giáo trình mới là điều quan trọng thì lại chưa được chú trọng

Đọc thêm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương
"Một TP HCM phát triển năng động, đổi mới sáng tạo, có tầm vóc châu Á và bản sắc riêng biệt không chỉ là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mới sáp nhập, mà còn là một phần quan trọng trong khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương.
(PLVN) - Sáng 18/6, tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác quốc phòng an ninh, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội...

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).