ASEAN không đưa ra được thông cáo chung về Biển Đông

Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã không thể ra được thông cáo chung cho đến tận phiên bế mạc hôm nay - 13/7 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

[links()] Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã không thể ra được thông cáo chung cho đến tận phiên bế mạc hôm nay - 13/7 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Ông Surin Pitsuwan – Tổng thư ký ASEAN - nói rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra là một điều “rất đáng thất vọng”. Hội nghị của các bộ trưởng đã kết thúc không thành công khi các bên tham gia không thống nhất được ngôn từ trong bản thông cáo chung thường được đưa ra cuối hội nghị.

Theo tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, sự thất bại này là “do bất đồng song phương giữa một số quốc gia thành viên ASEAN và một nước láng giềng”. Tuy nhiên, Philippines - một trong các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông - đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ lý do này.

Phía Philippines muốn tranh chấp tại bãi cạn Scarborough giữa nước này với Trung Quốc được đưa vào bản thông cáo chung đó. Trong phiên họp khẩn sáng 13/7 về nội dung của văn kiện, một số nước thành viên khác cũng ủng hộ điều này nhưng Campuchia đã kiên quyết từ chối đề cập vấn đề trên và tuyên bố không thể phát thông cáo chung.

“Nhiều nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN ủng hộ lập trường của Philippines rằng vấn đề bãi cạn Scarborough đã được thảo luận ở cuộc họp bộ trưởng thì cần được phản ánh trong Tuyên bố chung. Nhưng nước chủ nhà liên tục phản đối mọi đề cập đến bãi cạn Scarborough trong Tuyên bố chung” - Bộ Ngoại giao Philippines nói.

Ngoại trưởng Campuchia tại phiên bế mạc AMM 45. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Campuchia tại phiên bế mạc AMM 45. Ảnh: AP

Một quan chức ngoại giao cấp cao giấu tên cho biết, khoảng 19 – 20 bản thảo của thông cáo chung được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, vướng mắc về những vấn đề liên quan đến biển Đông đã khiến các bản thảo đó không thể tiến xa hơn, cho dù nội dung thông cáo đề cập nhiều vấn đề khác nhau trong ASEAN chứ không chỉ riêng biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói, việc các nước ASEAN không ra được một thông cáo chung, là điều “vô trách nhiệm”. “Bất cứ tại thời điểm nào khi xảy ra những sự cố, chúng ta phải củng cố các nỗ lực của mình, chứ không để nó dậm chân tại chỗ. Đây là lúc ASEAN cần hành động như một khối. Tôi thấy khó hiểu và rất thất vọng” – ông Natalegawa nói.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã bày tỏ sự thất vọng sau khi ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung vì mâu thuẫn quanh vấn đề biển Đông.“Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để có một tuyên bố chung, vì thế chúng tôi rất thất vọng” – Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói.

Mỹ viện trợ 50 triệu USD cho các nước hạ lưu sông Mekong

Trong một sự kiện khác cũng diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia,  ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẽ viện trợ cho các nước hạ lưu sông Mekong 50 triệu USD trong vòng 3 năm tới để hỗ trợ các nước này phát triển các chương trình y tế, giáo dục và môi trường.

Tuyên bố trên được bà Clinton đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong - Mỹ (LMI) lần thứ 5. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, Mỹ coi Sáng kiến vùng hạ lưu Mekong là diễn đàn với nhiều tiềm năng to lớn trong việc cùng các nước trong khu vực giải quyết các thách thức hiện nay như phát triển y tế cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và phát triển giáo dục.

Ngoài ra, trong cuộc gặp ngày 13/7 với Bộ trưởng Ngoại giao các nước hạ lưu sông Mekong, Ngoại trưởng Clinton cũng cam kết sẽ dành 2 triệu USD cho chương trình nghề cá và 1 triệu USD cho nghiên cứu về tác động của đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong của Ủy hội sông Mekong.

Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong và Những người bạn (FLM) lần thứ 2 cũng được tổ chức với sự tham dự của Ngoại trưởng và đại diện các nước thành viên LMI, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Tại hội nghị, Nhật Bản và các nhà tài trợ lớn khác đã đồng ý hợp tác trong các dự án phát triển của họ dành cho 5 nước Đông Nam Á chia sẻ khu vực lưu vực này.

Minh Ngọc (Theo AFP, VOA, BBC)

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu tại các Hội nghị.

Đưa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trụ cột trong hợp tác ASEAN và các đối tác

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh cần phối hợp làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác hiện có, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần là trụ cột và động lực đưa quan hệ phát triển thực chất, đẩy mạnh kết nối các nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác.

Đọc thêm

Việt Nam nêu đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực với các đặc trưng bất ổn, bất định, bất trắc và bất an, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề xuất ASEAN cần có cách tiếp cận phù hợp tương ứng, bao gồm tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể nhằm ứng xử kịp thời, hiệu quả các thách thức đang nổi lên.

Tổng thống Joe Biden nêu lý do dừng tranh cử

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kevin Dietsch / Getty Images.
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc từ bỏ chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên đảng Dân chủ là cách tốt nhất để đoàn kết nước Mỹ.

Uỷ ban Di sản thế giới đồng thuận đề xuất của Việt Nam về phát triển Hoàng Thành Thăng Long

Đoàn Việt Nam chụp ảnh cùng Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế ICOMOS Teresa Patricio và Tổng Giám đốc ICOMOS Marie-Laure Lavenir.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, Nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư trước mất mát to lớn; bày tỏ ngưỡng mộ và trân trọng đối với cuộc đời, sự nghiệp, và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hữu nghị, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Hoàn tất chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu dự họp.
(PLVN) - Ngày 23/7, tại thủ đô Vientiane của Lào đã diễn ra cuộc họp của các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN để rà soát và hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam dự họp.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử

Tổng thống Mỹ Biden.
(PLVN) - Ngày 21/7, Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, đồng thời ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Hình ảnh tại buổi lễ.
(PLVN) - Vừa qua, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam (Thủ đô Paris, Pháp), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Lễ Tôn vinh tiếng Việt và khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại Pháp.