Tổ chức chuyên theo dõi vấn đề minh bạch tài chính ở các nước, Global Financial Integrity, cho hay Ấn Độ đã thiệt hại đến hơn 460 tỷ USD khi các công ty và cá nhân làm giàu bất hợp pháp chuyển số tiền trên ra nước ngoài. Đây là “một hành vi ăn trộm tiền quốc gia khá tinh vi” xuất hiện từ những năm 1947 khi Ấn Độ độc lập.
Kinh tế ngầm của Ấn Độ chiếm 50 % GDP.
Theo báo cáo của Global Financial Integrity, gần ba phần tư số tiền bất hợp pháp trong “nền kinh tế ngầm” của Ấn Độ được chuyển gia ngoài lãnh thố quốc gia. “Nền kinh tế ngầm” này ước tính chiếm 50 % GDP cả nước, chiếm khoảng 640 triệu USD vào cuối năm 2008. Dòng vốn bất hợp pháp trên từ trốn thuế, phạm tội và tham nhũng đã đào sâu thêm sự bất bình đẳng tại nước này.
Luồng tài sản bất hợp pháp dường như tăng hơn sau công cuộc cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1991. Chính phủ Ấn Độ phải trả lời chất vấn đã làm gì để thu hồi khoản tiền bất hợp pháp ở các ngân hàng nước ngoài trên.
Tòa án Tối cao Ấn Độ vừa đưa ra những nhận xét trên hôm 19/1 khi nhận được đơn kiện từ cựu Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Ram Jethmalani và những người khác khi họ bị Chính phủ cáo buộc không làm gì để thu hồi khoản tiền bất hợp pháp.
Phản ứng lại, Luật sư Gopal Subramaniam gửi đến Tòa án Tối cao Ấn Độ một văn bản có niêm phong bao gồm tên của 16 cá nhân và những công ty làm giàu bất chính từ việc chuyển những khoản tiền từ trốn thuế, phạm tội và tham nhũng ra nước ngoài.
Ông Subramaniam cho biết, Chính phủ đang tiến hành biện pháp hợp lý để lấy lại số tiền bất hợp pháp nhưng có rất nhiều khó khăn trong việc chia sẻ thông tin do có các điều khoản bí mật giữa các nước.
Tòa án Ấn Độ ấn định ngày 27/1 diễn ra phiên điều trần tiếp theo.
Phương Thanh (theo BBC)