Ấn Độ bắt hàng nghìn người biểu tình chống tham nhũng

Hôm qua (16/8), cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ hơn 1.000 người biểu tình chống tham nhũng và một nhà hoạt động cực đoan 74 tuổi dùng cách tuyệt thực để gây sức ép chính trị.

Hôm qua (16/8), cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ hơn 1.000 người biểu tình chống tham nhũng và một nhà hoạt động cực đoan 74 tuổi dùng cách tuyệt thực để gây sức ép chính trị.

Xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình hôm qua tại Ấn Độ.
Xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình hôm qua tại Ấn Độ.

Nhà hoạt động cực đoan Anna Hazare đã bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ sáng qua tại căn hộ của mình ở New Delhi và sau đó bị tạm giam.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ P.Chidambaram, từ 1.200 đến 1.300 người biểu tình đã bị bắt giữ bởi họ không tôn trọng các tín hiệu của cảnh sát liên quan đến số người được phép tập trung trong công viên là không được vượt quá 5.000 người.

Trong khi nhấn mạnh đây không phải là việc cấm “biểu tình hòa bình”, Bộ trưởng Chidambaram khẳng định cảnh sát cho phép biểu tình “nếu họ tôn trọng các điều kiện”.

Được biết, Ấn Độ đang xem xét một dự luật về chống tham nhũng. Dự luật này quy định công dân có thể thông qua trung gian để đệ đơn khiếu nại chống các hành vi tham nhũng liên quan tới các công chức hoặc các bộ trưởng trong Chính phủ– mà hiện nay đang được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, Thủ tướng và các thành viên cao cấp nhất trong hệ thống tư pháp lại được miễn điều tra. Điều đó đã khiến phe đối lập và người dân phản đối dữ dội.

Từ nhiều tháng nay, Chính phủ Ấn Độ đã “dính” nhiều bê bối tham nhũng, trong đó đình đám nhất là vụ cựu Bộ trưởng Viễn thông bán giấy phép điện thoại gây thiệt hại tới 40 tỉ USD.

Phúc Lợi (Theo AFP)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.