9 phong tục cưới khiến bạn không muốn làm cô dâu

Cưới xin là việc trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người. Ngày nay, tục lệ cưới hỏi có vẻ đã đơn giản hơn trước , nhưng ở một số nơi trên thế giới vẫn tồn tại những tập tục khá phức tạp. Tuy nhiên, nó thể hiện bản sắc văn hóa khác nhau của mỗi nước.

Cưới xin là việc trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người. Ngày nay, tục lệ cưới hỏi có vẻ đã đơn giản hơn trước , nhưng ở một số nơi trên thế giới vẫn tồn tại những tập tục khá phức tạp. Tuy nhiên, nó thể hiện bản sắc văn hóa khác nhau của mỗi nước.

1. Trao thân cho 20 người đàn ông trước khi cưới ở Tibet

ZXx
Trang phục cưới của cô dâu Tibet

Người Tibet quan niệm, việc lấy gái còn trinh làm vợ là điều không tốt. Nếu bị phát hiện thì cặp vợ chồng đó sẽ bị đuổi khỏi làng.

Người Tibet cho rằng, người phụ nữ được ngưỡng mộ khi cô gái đó vẫn được nhiều đàn ông để mắt, và bất cứ cô gái nào cũng phải có kinh nghiệm trong "chuyện ấy"’ trước khi làm đám cưới. Điều này đòi hỏi cô gái phải quan hệ với 20 người đàn ông để lấy kinh nghiệm trước khi về nhà chồng.

Phong tục  này thật quá khó bởi trong điều kiện ít người như vùng Tibet, thì việc trao thân cho 20 người đàn ông không phải là dễ dàng.

2. Chân, tay và răng của cô dâu đều nhuộm đen ở Mali

add
 

Tại Mali, màu đen tượng trưng cho sự hoàn mỹ. Vì thế, trong đám cưới, các cô dâu thường bôi màu đen lên chân tay và răng để mình đẹp hơn.

Phụ nữ ở vùng này thường dùng lá cây và hoa để chế ra loại nước có màu đen rồi xoa lên tay, chân.

Trước khi nhuộm răng đen, cô dâu thường dùng kim châm vào răng để chảy máu, sau đó mới xoa lên chỗ chảy máu. Điều này có ý nghĩa cô dâu sẽ can tâm tình nguyện hy sinh vì chồng. Sau khi hoàn tất quá trình bôi đen chân, tay và răng, cô dâu tiến hành tắm gội, xịt nước hoa và mặc lễ phục đẹp nhất, đội khăn che mặt và đợi chú rể đến đón.

Đặc biệt, trong lễ đón dâu của người Mali, vào buổi tối khi tổ chức hôn lễ, chú rể sẽ lên kế hoạch cùng bạn đột nhập cướp cô dâu đi, mặc cô dâu có la hét và khóc cũng không được thả. Theo đó, một người bạn của chú rể sẽ vác cô dâu chạy về hướng nhà chú rể.

3. Vợ phải tìm cách “quyến rũ” khách từ nơi xa đến ở Ấn Độ

Ở  miền Bắc Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga), người chồng luôn muốn vợ mình tỏ ra thật hấp dẫn trước mặt khách. Thậm chí, nếu người vợ sinh con với khách, cả làng sẽ ăn mừng.
Bởi người Kamchatka cho rằng, những đứa trẻ sinh ra do quan hệ cận huyết ở đây thường không sống được. Do vậy, việc tình cờ sinh con với người khách từ nơi khác đến là điều may mắn cho một đứa trẻ mới chào đời.

4.Tiếp khách bằng ‘chuyện ấy’ ở bộ lạc Arunt, Australia

Ở bộ lạc Arunt, Australia, người ta thường coi việc chia sẻ vợ với người khác như một sự tôn trọng nhau. Tuy nhiên, bản thân người đàn ông được chia sẻ phải thực sự thích người phụ nữ kia. Nếu khách từ chối, người chồng coi đó là biểu hiện không tôn trọng mình và gia đình.

5. Cô dâu càng bẩn càng tốt ở Scotland

sdf
 

Người Scotland quan niệm, trong ngày cưới, cô dâu càng bẩn càng tốt. Vì vậy, trước khi đón cô dâu về nhà chồng, những người thân trong gia đình chú rể sẽ ném thức ăn thừa, bột mỳ hoặc cái gì đó đang bốc mùi lên người cô dâu. Mặc dù trước đó, bạn bè và người thân của cô dân đã ném đủ các loại sửa hỏng, trứng thối… lên cô dâu.
 
Sau đó, cô dâu tương lai bị bôi bẩn sẽ phải đi diễu qua nhiều khu phố để mọi người nhìn thấy.

6. Tập tục cấm tắm ở Malaysia

Malaysia: Không được tắm trong vòng 72 giờ

Những cặp vợ chồng sắp cưới ở Tidon, Malaysia, sẽ không được phép tắm hoặc đi vệ sinh trong suốt 72 giờ trước đám cưới. Họ sẽ bị bỏ đói và chỉ được uống một chút nước. Những người thân trong gia đình sẽ đứng canh cô dâu – chú rể.

Sau đó, nếu hai vợ chồng này vẫn khỏe mạnh bình thường thì chứng tỏ họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Người dân Tidon tin rằng phong tục này sẽ khiến cho cuộc hôn nhân kéo dài, hạnh phúc và viên mãn.

7. Cô dâu phải cắn đứt vòng cổ giải cứu chú rể ở Hy Lạp

Ở Hy Lạp, một đám cưới sẽ được bắt đầu với việc cô dâu phải ôm chặt chú rể và dùng răng cắn đứt vòng cổ được làm bằng bánh để “giải cứu” chú rể.

Sau đó, chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mình. Trước đó, cánh cửa nhà chú rể đã được dội mật ong và các chất kết dính khác. Trước khi vào nhà, cô dâu sẽ phải ném một quả lựu vào cánh cửa này. Nếu hạt lựu dính vào cửa, thì đó được coi là điềm báo rằng đôi vợ chồng trẻ này sẽ có con trai.

8. Nhà trai quỳ lạy trước cô dâu ở Nigeria

sadd
Ảnh minh họa

Tại Nigeria, trong ngày cưới,  chú rể và bạn bè của mình sẽ phải quỳ trước cô dâu.

9. Phong tục xé váy cô dâu tại Ý.

Theo phong tục xưa, khách mời sẽ cố gắng xé rách quần áo của cô dâu để nhận được thật nhiều may mắn. Tuy nhiên, tục này đã được điều chỉnh lịch sự hơn đó là xé rách mạng che mặt của cô dâu thay vì xé quần áo. Trong ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đập vỡ một lọ hoa hoặc chai rượu, sau đó đếm số mảnh vụn, mỗi mảnh tượng trưng cho một lời chúc hạnh phúc.

Theo VTC

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.