9 nhân viên y tế ở Gia Lai ghi nhận phản ứng phụ sau khi tiêm COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Sáng 10/3, Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai cho biết, có 9/69 nhân viên y tế của bệnh viện sau khi tiêm vắc xin Covid-19 xuất hiện phản ứng phụ.

Được biết, các cán bộ, nhân viên y tế trên thuộc nhóm đầu tiên tại Gia Lai tiêm vắc xin AstraZeneca nằm trong Chương trình tiêm chủng tại Gia Lai bắt đầu từ ngày 9/3 dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.

5 phút sau tiêm, một nữ điều dưỡng (có tiền sử hen phế quản) bị phản ứng phụ nặng, ở cấp độ 2, với các triệu chứng tê quanh miệng, nôn mửa, chóng mặt, tức ngực, khó thở. 8 người bị phản ứng nhẹ, ở cấp độ 1, sau 10 phút đến một giờ kể từ khi tiêm bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó chịu ở vùng da.

Theo lãnh đạo Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai, đây là những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin. Hiện, sức khỏe của các nhân viên trên đã ổn định.

Theo Bộ Y tế,  Chương trình TCMR đánh giá thực tế triển khai tiêm chủng trong hai ngày qua diễn ra an toàn, các trường hợp có phản ứng sau tiêm nằm trong tỉ lệ cho phép. Do vaccine phòng COVID-19 là vaaccine mới, nên người được tiêm phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế.

Theo quy định của Bộ Y tế, các điểm tiêm chủng đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lưu giữ và bảo quản vaccine, bố trí các khu vực chức năng (chỗ đón tiếp, nơi ngồi chờ, phòng khám sàng lọc, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm, phòng xử lý sốc phản vệ) theo quy tắc một chiều, được trang bị hộp chống sốc và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.

Tất cả những người đi tiêm chủng đều được khám sàng lọc và phổ biến cách theo dõi sức khỏe và phản ứng sau tiêm, khi phát hiện những biểu hiện bất thường họ phải liên lạc với cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.