40 địa phương 'nói không', Hà Nội vẫn là 'điểm nóng' nuôi nhốt gấu lấy mật

1 trong 3 cá thể gấu tại nhà bà Thúy trước khi được chuyển giao (Ảnh: ENV)
1 trong 3 cá thể gấu tại nhà bà Thúy trước khi được chuyển giao (Ảnh: ENV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn ngày 25/6 tiếp nhận và chuyển giao 3 cá thể gấu từ nhà bà Nguyễn Bích Thúy (đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn) đến Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam - Vườn Quốc gia Tam Đảo. Đây là 3 cá thể nuôi nhốt cuối cùng trên địa bàn.

Lạng Sơn trở thành địa phương thứ 40 trên cả nước không có gấu bị nuôi nhốt lấy mật tại Việt Nam.

Theo hồ sơ ghi nhận tại Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn, hộ gia đình bà Thúy đã nuôi nhốt gấu từ nhiều năm trước và được đăng ký quản lý cùng gắn chíp quản lý theo chương trình của Chính phủ.

Tuy nhiên, ngày 26/11/2019, Đoàn kiểm tra - gắn chíp quản lý gấu với sự tham gia của đại diện Chi cục Kiểm lâm vùng I, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn và Tổ chức Bảo vệ Động vật thế giới (World Animal Protection) đã không phát hiện chíp quản lý trên một trong tổng số 3 cá thể gấu đang được nuôi tại cơ sở và lập biên bản về vụ việc trên.

Từ thời điểm đó, Chi cục kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng có liên quan thường xuyên trao đổi, vận động gia đình bà Thúy chuyển giao gấu cho Nhà nước và tránh các hậu quả pháp lý đáng tiếc đối với gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Chính quyền tỉnh Lạng Sơn luôn coi trọng công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung và việc quản lý, bảo vệ gấu nói riêng. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về trường hợp này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan và các tổ chức bảo tồn thường xuyên vận động, tuyên truyền tới chủ gấu để có thể chuyển giao 3 cá thể gấu cuối cùng tại Lạng Sơn về với trung tâm cứu hộ. Chúng tôi tin tưởng rằng các cá thể gấu này sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn tại trung tâm cứu hộ”.

ENV thường xuyên phối hợp cùng các Chi cục Kiểm lâm địa phương để kiểm tra, vận động chủ hộ chuyển giao các cá thể gấu về trung tâm cứu hộ. Ảnh: ENV.ENV thường xuyên phối hợp cùng các Chi cục Kiểm lâm địa phương để kiểm tra, vận động chủ hộ chuyển giao các cá thể gấu về trung tâm cứu hộ. Ảnh: ENV.

Chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu tại Việt Nam là một nhu cầu và xu thế tất yếu. Hoạt động nuôi nhốt gấu không được Nhà nước khuyến khích do tất cả các cá thể gấu có nguồn gốc bất hợp pháp, việc nuôi nhốt gấu không những không mang lại lợi ích cho người dân mà còn đẩy các loài động vật hoang dã (ĐVHD) đến con đường tuyệt chủng và tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, để chấm dứt được hoạt động nuôi nhốt gấu đòi hỏi nỗ lực rất nhiều của các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các dấu hiệu vi phạm về gấu, đặc biệt tại các cơ sở nuôi nhốt gấu và tăng cường tuyên truyền, thuyết phục chủ nuôi chuyển giao gấu cho Nhà nước.

Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên ENV, tính tới thời điểm hiện tại 6/2021, cả nước vẫn còn 346 cá thể gấu bị nuôi nhốt trong các cơ sở tư nhân.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội đang là điểm nóng nhất về nuôi nhốt gấu với 161 cá thể, chiếm khoảng 46,5% tổng số gấu bị nuôi nhốt trên cả nước. Một số cơ sở nuôi nhốt gấu ở Thủ đô có dấu hiệu buôn bán mật gấu và các dấu hiệu vi phạm pháp luật về động vật hoang dã (ĐVHD) khác nhưng vẫn chưa bị xử lý triệt để.

Bên cạnh đó là các địa phương còn một hoặc hai cá thể gấu cuối cùng như Long An, Sơn La, Hà Nam, Yên Bái, Hưng Yên và Thái Nguyên...

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.