35 năm phấn đấu và khát vọng vươn lên của Viện Khoa học pháp lý

Hội thảo “Góp ý dự thảo báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học cấp Bộ “Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015” do Viện Khoa học pháp lý tổ chức.
Hội thảo “Góp ý dự thảo báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học cấp Bộ “Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015” do Viện Khoa học pháp lý tổ chức.
(PLO) -Viện KHPL - Bộ Tư pháp được chính thức thành lập vào ngày 4/8/1983 với tư cách là một trong 9 đơn vị đầu tiên khi Bộ Tư pháp được tái lập vào năm 1981.

Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển trong 35 năm, Viện KHPL tự hào là đơn vị của Bộ luôn đồng hành cùng những sự kiện pháp lý trọng đại của đất nước, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Bộ và ngành Tư pháp. Viện KHPL là một trong những tổ chức nghiên cứu của quốc gia trực tiếp tham gia quá trình nghiên cứu phục vụ việc xây dựng Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và gần đây là Hiến pháp năm 2013.

Viện KHPL cũng là một trong những nơi tiến hành các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng cấp nhà nước và cấp bộ để cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hình thành nên đường lối cải cách pháp luật, cải cách tư pháp ở nước ta, thể hiện đậm nét trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị) và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2006 của Bộ Chính trị).

Các nghiên cứu do Viện trực tiếp triển khai hoặc tham mưu tổ chức triển khai đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng những đạo luật rường cột của quốc gia như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thi hành án dân sự … Các nghiên cứu do Viện trực tiếp triển khai hoặc tham mưu tổ chức triển khai cũng trực tiếp góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về tư pháp và pháp luật, nhất là trong việc triển khai Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các cam kết trong WTO và cộng đồng ASEAN. 

Một điểm cũng rất đáng kể tới là trong quá trình xây dựng và phát triển, Viện KHPL rất quan tâm tìm cách hiện đại hóa phương pháp triển khai công tác nghiên cứu của mình. Từ cuối những năm 1990, các nghiên cứu của Viện đã rất đề cao việc điều tra, khảo sát thực tiễn, đi kèm với việc áp dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu, nhất là cách tiếp cận xã hội học, kinh tế học, chính trị học và văn hóa học pháp luật.

Thực hiện hướng nghiên cứu mới này, hàng năm, các cán bộ của Viện đã đặt dấu chân của mình ở hầu khắp các vùng, miền của Tổ quốc, từ vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới tới các vùng nông thôn hoặc đô thị. Qua những chuyến đi, thực tiễn phát triển của đất nước, thực tiễn pháp lý được phản ánh sinh động hơn trong các nghiên cứu của Viện, phục vụ trực tiếp quá trình hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật quan trọng như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, pháp luật môi trường… Thực tế đó đã làm cho các hoạt động nghiên cứu của Viện vượt qua được cách nghiên cứu thuần túy lý thuyết.

Xuyên suốt các công trình nghiên cứu của Viện là sự phát hiện, ghi nhận, cổ vũ những giá trị pháp lý cao đẹp của truyền thống và đương đại. Những công trình nghiên cứu về Bộ luật Hồng Đức, về 1.000 nghìn năm Thăng Long-Hà Nội nhìn từ góc độ pháp lý, về những thành tựu trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước, trọng dụng nhân tài dưới triều Vua Lê Thánh Tông cùng những nghiên cứu về di sản pháp lý tổ tiên ta để lại là những minh chứng.

Qua những nghiên cứu đó, giá trị trọng nhân nghĩa, trọng hiền tài, trọng pháp, trọng kỷ luật, kỷ cương của ông cha tiếp tục được làm sáng tỏ, truyền bá và lan tỏa. Những giá trị nhân bản đương đại như tôn trọng quyền con người, dân chủ và pháp quyền, thượng tôn pháp luật, đề cao hiệu lực, hiệu quả quản trị xã hội, trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được các công trình nghiên cứu đề cập, làm sáng tỏ.

Trong bối cảnh thế và lực của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục được tăng cường, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Viện KHPL rất coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu KHPL. Nhiều thành viên của Viện KHPL đã tự tin xuất hiện ở những diễn đàn, hội thảo quốc tế quan trọng. Bên cạnh các đối tác đến từ châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, những năm gần đây, Viện KHPL đã mở rộng thêm quan hệ hợp tác với Úc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc. Viện KHPL cũng là đối tác chính thức và nằm trong mạng lưới ASLI (Viện Luật châu Á) – tổ chức kết nối hợp tác khoảng 80 cơ sở nghiên cứu và đào tạo Luật thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của những công nghệ mới phát sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (như công nghệ chuỗi khối – Blockchain, công nghệ về trí thông minh nhân tạo – Artificial Intelligence, công nghệ điện toán đám mây – cloud computing, công nghệ in 3D…) lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Viện KHPL đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tổ chức các diễn đàn, hội thảo để kịp thời nhận diện những vấn đề pháp lý mới đang đặt ra. Viện cũng chủ động đề xuất với Lãnh đạo Bộ thiết kế các nhiệm vụ nghiên cứu để đánh giá một cách toàn diện tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hệ thống pháp luật và yêu cầu mới đặt ra đối với việc thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Việc nghiên cứu về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với pháp luật càng giúp các cán bộ của Viện KHPL hiểu sâu sắc vai trò của khoa học trong đó có KHPL đối với sự phát triển của đất nước cùng những yêu cầu ngày càng cao về tiến độ triển khai nhiệm vụ và tốc độ vận hành các hệ thống có liên quan. Viện KHPL cũng thấy rõ yêu cầu tự mình phải trở thành một thiết chế thông minh (Smart Institute), một trung tâm đổi mới sáng tạo (innovation center), quyết tâm giữ ngọn cờ đầu trong quá trình hiện đại hóa tổ chức và hoạt động, khẳng định được vị thế là tổ chức nghiên cứu chiến lược của Bộ và ngành Tư pháp.

Nhìn lại chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài Bộ, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ công tác tại Viện và sự ủng hộ của các chuyên gia, nhà khoa học, tập thể Viện KHPL có thể tự hào về những gì mình đã làm được.

Những thành tựu ấy cùng các truyền thống tốt đẹp mà tập thể Viện đã gây dựng được là hành trang và động lực to lớn để các thế hệ cán bộ hôm nay của Viện KHPL tự tin, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ và vận hội mới, đưa sự nghiệp KHPL của bộ, ngành tiến lên phía trước trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và trước thềm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).