2012, một năm nhiều hứa hẹn với ngành Tư pháp

Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn với những diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy vậy với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội; trong đó, ngành Tư pháp cũng có những đóng góp quan trọng.

Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn với những diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy vậy với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu cơ bản trong phát triển kinh tế xã hội; trong đó, ngành Tư pháp cũng có những đóng góp quan trọng.

Ưu tiên những vấn đề "nóng”

Năm 2011, ngành Tư pháp xác định phải bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là những vấn đề “nóng” phát sinh trong đời sống. Thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Ngành Tư pháp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đề xuất, tham mưu giúp Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Việc tham gia xây dựng và thẩm định VBQPPL được chú trọng và ưu tiên đối với những văn bản phục vụ thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, nhất là trong việc rút ngắn thời gian thẩm định và tập trung nguồn lực cán bộ, công chức có kinh nghiệm, có năng lực về chuyên môn tham gia thẩm định.

Bên cạnh đó, Bộ đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các luật, pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến các chủ trương nêu trên, bảo đảm chất lượng, tiến độ đã được quy định, đặc biệt trong việc đẩy nhanh việc soạn thảo và trình ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực.

Công tác Tư pháp tiếp tục phương châm  hướng về cơ sở với dày đặc các chuyến đi của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị về địa phương, cùng với cấp ủy, chính quyền tháo gỡ khó khăn cho tư pháp. Tính đến ngày 31/10/2011, Lãnh đạo Bộ đã tổ chức 54 đoàn công tác tại 29 tỉnh, thành phố. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được tăng cường. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời kiến nghị địa phương tiếp tục được cải tiến.

Nhờ những giải pháp quyết liệt, năm 2011 các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành đều được hoàn thành một cách xuất sắc. Công tác xây dựng thể chế của Ngành được tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, tăng cường hội nhập quốc tế. Ngành cũng khẩn trương triển khai các hoạt động theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, trong đó Bộ Tư pháp là thường trực, giúp Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ.

Công tác quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, báo chí, xuất bản, Hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật, thanh tra, kiểm tra, tài chính... được tăng cường. Đặc biệt những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân như hộ tịch, công chứng, chứng thực, trợ giúp pháp lý...được ngành quan tâm đầu tư nhân lực, vật lực, với phương châm không để người dân phải chờ đợi, khi có khó khăn, phối hợp giải quyết ngay trên tinh thần phục vụ dân tốt nhất.

Công tác Thi hành án dân sự năm 2011 vượt chỉ tiêu đề ra cả về việc và tiền; số việc còn phải thi hành chuyển kỳ sau giảm đáng kể. Kết quả thi hành án dân sự nhiệm kỳ 2007 - 2011 liên tục tăng về tiền, năm 2011 đạt kết quả cao nhất (88% về việc).

Một số địa phương kết quả thi hành án có những chuyển biến tích cực, đạt tỷ lệ khá cao như: Hưng Yên (đạt 94% về việc và 90% về tiền), Quảng Ninh (đạt 87,77 % về việc và 89,16% về tiền)... Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục đạt kết quả cao và đều vượt chỉ tiêu được giao, góp phần duy trì bền vững kết quả chung của toàn Ngành.

Đội ngũ ngày càng lớn mạnh

Công tác xây dựng ngành luôn được chú trọng. Ngoài việc kiện toàn, củng cố bộ máy ở Trung ương, ở địa phương, đây cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đánh giá, bước đầu các địa phương đã có sự quan tâm hơn trong việc bố trí cán bộ cho công tác tư pháp, kiện toàn tổ chức, góp phần đưa công tác tư pháp lên một tầm cao mới; nhiều địa phương đã tăng thêm 01 biên chế cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã để đảm bảo thường xuyên có người trực giải quyết các việc về tư pháp, hộ tịch, chứng thực…

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chủ động làm việc với Bộ Nội vụ về biên chế cho các cơ quan Tư pháp địa phương. Tính đến 30/9/2011, tổng số công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã là 14.920 người, tương ứng với tỷ lệ 1,4 công chức/xã; 34,5% số xã trong cả nước có từ 02 công chức Tư pháp hộ tịch trở lên.

“Có được những thành công nêu trên trước hết là Ngành Tư pháp tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp Đảng, Nhà nước, Chính phủ; sự chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kế hoạch công tác của Bộ và Ngành được thực hiện bài bản, khoa học hơn, bám sát trọng tâm, trọng điểm và có giải pháp thực hiện phù hợp; ưu tiên hợp lý trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị, quan trọng” - Bộ Tư pháp đánh giá.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp thừa nhận công tác của Ngành vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình công tác của Ngành, nhiều nhiệm vụ chưa được triển khai theo đúng kế hoạch. Ngành Tư pháp ở một số địa phương chưa được coi trọng, chưa tạo được sự tin tưởng cao của các cấp lãnh đạo chính quyền cũng như trong nhận thức của người dân; công tác chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với cấp huyện, xã chưa sâu sát; chưa tranh thủ kịp thời sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong một số nhiệm vụ...

Tập trung giúp Chính phủ sửa đổi Hiến pháp

Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục có những biến động, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự ổn định và tăng tưởng kinh tế của nước ta. Trong bối cảnh chung của đất nước, Ngành Tư pháp xác định: tiếp tục bám sát Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương, tập trung triển khai những nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện giải pháp cụ thể tháo gỡ những điểm “nghẽn”, ách tắc trong công tác tư pháp ở Trung ương và địa phương.

Nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2012 của ngành Tư pháp được xác định trong từng lĩnh vực cụ thể, trong đó ưu tiên tập trung giúp Chính phủ tổ chức tổng kết việc thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL và theo dõi thi hành pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, kinh doanh.

Công tác THADS cũng là một trong những nhiệm vụ được xác định là trọng tâm của năm 2012 với mục tiêu tạo chuyển biến một cách bền vững, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó là hoàn thiện thể chế cho sự phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp, trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động công chứng, bán đấu giá tài sản.

Để làm tốt các nhiệm vụ chính trị của mình, ngành Tư pháp xác định năm 2012 tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ của Ngành; phát triển nguồn nhân lực...

Với những kết quả nổi bật trong năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, năm khởi đầu của một nhiệm kỳ mới, tin rằng đây sẽ là tiền đề quan trọng để ngành Tư pháp tiếp tục vững bước đi lên, khởi sắc rực rỡ hơn trong năm mới 2012.

Làm việc với ngành Tư pháp tháng 12 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao nỗ lực, kết qủa trong công tác của ngành Tư pháp nhiệm kỳ 2007-2011, đặc biệt trong năm 2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra 9 nhiệm vụ với ngành Tư pháp, trong đó có việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.    

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp cần có chủ trương, biện pháp đồng bộ để ngay từ đầu năm 2012 có các đề xuất, dự án luật có chất lượng, hoàn thành các dự án Luật trong nhiệm kỳ. Các nhiệm vụ còn lại được Phó Thủ tướng đặt ra trên các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, đào tạo cán bộ, phối hợp với bộ ngành, địa phương, thực hiện cải cách hành chính…

P.V

Tin cùng chuyên mục

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Đọc thêm

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.