2 năm thực thi CPTPP: Lợi ích còn khiêm tốn!

Thủy sản là ngành hưởng lợi từ CPTPP.
Thủy sản là ngành hưởng lợi từ CPTPP.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có thời gian đàm phán lâu nhất và cũng là FTA được đánh giá đỉnh cao hội nhập, thế nhưng sau 2 năm thực thi CPTPP, cứ 4 doanh nghiệp mới có 1 đơn vị hưởng “trái ngọt” và tập trung chủ yếu ở khu vực FDI… 

Đó là thông tin đáng chú ý tại báo cáo “Việt Nam sau 2 năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp” Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố.

“Trái ngọt” ban đầu…

Chính thức có hiệu lực từ 14/1/2019, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang các đối tác CPTPP trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định đạt tăng trưởng trung bình 7,2% so với năm 2018, trong khi nhập khẩu tăng nhẹ ở mức 0,7%. XK sang các thị trường mới trong CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng (từ 26%-36%). 

Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu năm 2019, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực. Đặc biệt, CPTPP đang thể hiện hiệu ứng tốt trong mở đường cho hàng hóa XK Việt Nam tiến vào châu Mỹ một cách trực tiếp (ở các thị trường mà CPTPP đã có hiệu lực, gồm Canada và Mexico) và cả gián tiếp (thông qua động lực thúc đẩy thương mại song phương với các thị trường mà CPTPP chưa có hiệu lực như Peru, Chile).

“Tuy nhiên, trong so sánh với mặt bằng chung, lợi ích từ CPTPP được đánh giá là còn khiêm tốn. Tăng trưởng kim ngạch XK đi các thị trường CPTPP (7,2%) thấp hơn so với mức 8,4% tăng trưởng kim ngạch XK đi toàn thế giới trong cùng thời kỳ. Hơn nữa, với một số thị trường CPTPP, đà tăng trưởng XK giai đoạn trước khi có CPTPP vốn cũng đã ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình XK đi các thị trường khác, cho thấy CPTPP dường như chỉ có tác động bổ trợ nào đó cho đà tăng tự nhiên này...” - bà Nguyễn Cẩm Trang, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (XNK), Bộ Công Thương phân tích.

Ngoài ra, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa XK Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất thấp không chỉ so với mức trung bình năm 2019 (37,2%) mà còn so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều FTA khác. Theo bà Trang, đây là chỉ dấu rất đáng quan ngại, cho thấy khả năng hiện thực hóa các lợi ích XK trực tiếp từ CPTPP của Việt Nam còn hạn chế...

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, XK của Việt Nam đi các thị trường đã phê chuẩn CPTPP chỉ đạt kim ngạch xấp xỉ 2019. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP trong năm thứ 2 này đã được cải thiện, đạt 4% trong trung bình, riêng với các thị trường mới là Canada và Mexico là 17%.

Từ góc độ thu hút FDI, kết quả năm đầu thực thi CPTPP không mấy khả quan khi chỉ thu hút khoảng 9,5 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm gần 36% so với năm 2018. Mặc dù có một số lý do kỹ thuật khiến tốc độ tăng trưởng trong thu hút FDI từ CPTPP bị kéo mạnh, trong tổng thể chung đây vẫn là kết quả ít nhiều gây thất vọng, đặc biệt khi tổng thu hút vốn FDI của Việt Nam từ tất cả các nguồn năm 2019 vẫn tăng 7,2% và tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các đối tác CPTPP vẫn tăng 51,3% trong năm này. Năm 2020, tình hình được cải thiện hơn, khi tổng vốn đầu tư thu hút từ các đối tác CPTPP đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với 2019 trong bối cảnh tổng vốn FDI mà Việt Nam thu hút trong năm này giảm gần 25%.

Tác động chưa đồng đều

Khảo sát của VCCI cho thấy, có 69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về CPTPP, cao hơn tất cả các FTA khác, 25% DN có hiểu biết nhất định về Hiệp định này. Tuy nhiên, cứ 20 DN mới có 1 DN biết rõ về các cam kết CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình.

“Kết quả này cho thấy các nỗ lực tuyên truyền phổ biến chung về CPTPP đã có hiệu quả ban đầu tích cực nhưng mới trên bề mặt là chủ yếu. Với một FTA khó và phức tạp như CPTPP, cần thiết phải có những biện pháp thông tin chuyên sâu, chi tiết và hữu ích hơn cho DN trong thời gian tới…” - TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI lưu ý.

Về các tác động tổng thể, CPTPP nằm trong top 3 FTA được DN tham gia khảo sát đánh giá cao nhất, với 51% DN cho rằng CPTPP có tác động tương đối hoặc rất tích cực với hoạt động kinh doanh của DN (chỉ thấp hơn các FTA với Nhật Bản, gần như tương đương với các FTA với Hàn Quốc). 

Theo đại diện Cục XNK, với một FTA mới chỉ có hiệu lực hơn một năm rưỡi, lộ trình thuế quan hầu như chưa có lợi thế so với các FTA đã có, đây là kết quả “lạc quan một cách bất ngờ”. Tuy nhiên, một thực tế bất ngờ khác nhưng không mấy lạc quan cũng được hé lộ từ đánh giá của DN về tác động chung của CPTPP. Trong khi các DN FDI và dân doanh có cảm nhận rõ nét về tác động của CPTPP (với 51-52% DN của các nhóm này cho rằng CPTPP có tác động tích cực và lần lượt 6,8% và 2,2% đánh giá CPTPP có tác động tiêu cực) thì khối DN 100% vốn nhà nước phần lớn đứng ngoài những tác động này (với 64% DN nhóm này cho rằng CPTPP không tác động gì – với các FTA khác cũng như vậy). “Dường như quá trình hội nhập theo chiều sâu thông qua CPTPP và các FTA chưa chạm tới khu vực DN này…” - Đại diện Cục XNK bình luận.

Về các tác động cụ thể của CPTPP, kết quả khảo sát cho thấy, cứ 4 DN thì mới có 1 DN đã từng được trải nghiệm “trái ngọt” từ Hiệp định này. Để chuẩn bị cho một tương lai xa mà ở đó CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, 3/4 các DN này cho biết họ đã/đang có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh để tận dụng các FTA. “Điều này cho thấy những hứng khởi của DN đối với quá trình hội nhập. Những ví dụ cụ thể như vậy cho thấy 2 năm sau thực hiện khác với dự đoán trước đó…” - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Đọc thêm

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.