2 dự án trong 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương đã có lãi

Bộ trưởng Bộ Công thường Trần Tuấn Anh giải trình một số vấn đề
Bộ trưởng Bộ Công thường Trần Tuấn Anh giải trình một số vấn đề
(PLO) - Nhắc đến 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết, đi khảo sát xơ sợi Đình Vũ, mỗi tấn xơ sợi lại lỗ, hiện mỗi năm hết 550 tỷ đồng tiền khấu hao. Có cần thiết giữ lại hay không?

Lỗ hổng có thể tạo ra “Vũ nhôm” khác"

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) bày tỏ vui mừng trước những chính sách dưỡng sức dân, dưỡng sức doanh nghiệp thời gian qua.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, vẫn còn tồn tại, hạn chế như, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn thiếu minh bạch, chưa đảm bảo công bằng, nhiều rào cản, thủ tục. Về cổ phần hóa, ông Nhưỡng quan ngại trước thực tiễn năm 2018 chỉ thoái vốn được 18 trong số 85 doanh nghiệp trong kế hoạch.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) phát biểu
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) phát biểu

"Đi khảo sát xơ sợi Đình Vũ, mỗi tấn xơ sợi lại lỗ, hiện mỗi năm hết 550 tỷ đồng tiền khấu hao. Có cần thiết giữ lại hay không? Hay dự án gang thép Thái Nguyên, đã có chỉ đạo của nhiều ngành, nhưng kiên quyết không cổ phần hóa. Với số dự án thua lỗ lớn như vậy, dự án nào kém hiệu quả thì nên cho phá sản ngay. Còn dự án nào bán được, cho thuê được thì đẩy nhanh tốc độ xử lý, tránh thất thoát vốn Nhà nước.

Ông Nhưỡng cũng cảnh báo: “Có hiện tượng để đó cho giảm khấu hao, cho rẻ, để mua lại cũng như cài cắm một số nhân sự vào doanh nghiệp. Chỗ này có thể tạo ra “Vũ nhôm” khác”.

“Cần có ngay thể chế, chính sách bịt lỗ hổng trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời, cần tăng cường quá trình kiểm toán. Nếu không tăng cường kiểm toán thanh tra sẽ thất thoát rất nhiều. Cũng tăng cường tư pháp, như bà đỡ của nền kinh tế", ông Nhưỡng thẳng thắn.

Không có chuyện bơm thêm vốn

Giải trình về xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành công thương, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, quá trình này đang được triển khai tích cực, toàn diện đồng bộ, theo lộ trình năm 2018 – 2019 sẽ xử lý tương đối toàn diện những tồn tại để kết thúc vào năm 2020.

Người đứng đầu ngành Công thương cho biết, trong quá trình xử lý 12 dự án này có 3 quy tắc lớn phải đảm bảo là: Các dự án này phải giải quyết trong khuôn khổ luật pháp, đảm bảo đúng nguyên tắc thị trường, không có chuyện bơm thêm vốn, đảm bảo tính tự chủ và phù hợp hội nhập quốc tế.

“Quá trình xử lý đã có sự phối hợp chặt chẽ các bộ ngành, đến nay tiến độ đã đảm bảo, đạt được kết quả tương đối”, Bộ trưởng Tuấn Anh cho biết.

Theo Bộ trưởng Tuấn Anh, 6 dự án phải dừng kinh doanh trước đây thì đến nay đã có 2 dự án là thép Việt Trung và dự án ở Hải Phòng hoạt động hiệu quả, không còn lỗ nữa. “Bộ sẽ sớm báo cáo Chính phủ đưa 2 dự án này ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ, để khắc phục bền vững hơn, và phải đảm bảo tính hiệu quả. 4 dự án còn lại cũng đã bắt đầu giảm lỗ” ông Tuấn Anh thông tin.

Ngoài những dự án trên, 3 dự án nhà máy nhiên liệu sinh học đang bắt đầu khôi phục, những dự án gặp vấn đề liên quan đến quản lý thì đã có sự tham gia vào cuộc của Bộ Công an. “Tất cả những nội dung này làm đồng bộ, kể cả xem xét đến pháp luật, hình sự”, ông nói.

“Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” không đơn thuần là tranh chấp thương mại

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết về tái cơ cấu các lĩnh vực công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương đã rất tích cực thực hiện, có những đề án và nhiệm vụ lớn.

Trong 2 lĩnh vực công thương đã duy trì được tăng trưởng. Cơ cấu của công nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là nền tảng của nền kinh tế. Năm 2016 tăng 11,9%, 2017, 14,4%, 9 tháng đầu năm là 13% Cơ cấu trong hàng xuất khẩu đã tăng lên trên 80% vào 9 tháng đầu năm. Ngoài điện thoại thông minh, như chế biến thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện ôtô cũng tăng trưởng.

Tăng trưởng của công nghiệp đóng góp vào tăng trưởng thương mại. Dệt may đứng thứ 7, thủy sản thứ 4, điện thoại thông minh đứng thứ 12, đồ gỗ đứng thứ 5, chúng ta đứng thứ 27 trong số những nước xuất khẩu nhiều nhất.

Chúng ta cũng có nhiều doanh nghiệp lớn, đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu. Năm 2017-2018 cũng chứng kiến sự tăng rưởng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đã tăng 17%, năm ngoái là 11%, trong khi năm 2018, khói FDI chỉ tăng 15%. Điều này cho thấy đó là sự chuyển dịch tích cực.

Chúng ta có nhiều đối tác, đa dạng hóa khách hàng, đã trên 200 quốc gia. Về cơ cấu mặt hàng, cũng ta cũng đa dạng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp, từng bước đáng ứng các yêu cầu ngày càng cao trên thế giới.

“Trên thế giới không có thị trường nào dễ tính cả, họ có nhiều rào cản kỹ thuật, chúng ta cần phải nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Đề cập tới cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Tuấn Anh đồng tình với đại biểu rằng Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ và hệ lụy từ chiến tranh thương mại. “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không đơn thuần là tranh chấp thương mại, còn là câu chuyện địa chính trị và sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ”, ông Tuấn Anh nói và cho biết.

Các bộ ngành thường có nghiên cứu và báo cáo chính phủ thường xuyên về vấn đề này. Chính phủ cũng chỉ đạo để xem xét những nguy cơ và hạn chế nó, hoặc phát huy những lợi ích có thể đem lại. Bộ trưởng Công Thương hứa, sẽ có báo cáo đầy đủ gửi tới Quốc hội vấn đề này.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.