Tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo chức danh tư pháp

Chính phủ vừa có thuyết minh gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp (CDTP). Từ thực tiễn hiện nay, đào tạo các CDTP có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực tiến trình cải cách tư pháp.

Chính phủ vừa có thuyết minh gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp (CDTP). Từ thực tiễn hiện nay, đào tạo các CDTP có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực tiến trình cải cách tư pháp.

Thẩm phán đọc bản kết tội tại một phiên tòa hình sự. Ảnh minh họa
Thẩm phán đọc bản kết tội tại một phiên tòa hình sự. Ảnh minh họa

Chưa có đột phá về chất lượng đào tạo

Trong những năm qua, công tác đào tạo các CDTP được chú trọng và đạt những thành tích nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu của đời sống xã hội, nhất là việc cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời về số cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp thì việc đào tạo các CDTP càng đòi hỏi phải có nhiều chuyển biến mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, Chính phủ cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo các CDTP, nhất là đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước năm 1998, đội ngũ các CDTP chỉ được trang bị những kiến thức pháp luật ở trình độ cao đẳng, đại học luật mà chưa qua đào tạo nghề. Việc bồi dưỡng cán bộ của ngành nào do ngành ấy thực hiện. Việc thành lập Trường đào tạo các CDTP đã mở ra mô hình đào tạo mới- đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để tạo nguồn bổ nhiệm các CDTP.

Năm 2004, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Tư pháp được thành lập trở thành cơ sở đào tạo cho ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và một số chức danh tư pháp khác. Tuy nhiên, đến năm 2008, VKSNDTC đã không cử cán bộ đào tạo nghiệp vụ kiểm sát tại Học viện Tư pháp mà tiếp tục đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ của ngành tại Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, còn TAND vẫn tiếp tục gửi học viên đào tạo tại Học viện Tư pháp.

Việc đào tạo các CDTP theo hướng “thống nhất đầu mối đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có CDTP” bị gián đoạn. Công tác đào tạo CDTP vẫn chưa có sự ổn định về thể chế, chưa có sự thống nhất về định hướng đào tạo, quy mô đào tạo và chưa nhận được sự ủng hộ và phối hợp tối đa của các ngành tư pháp để tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo.

Những hạn chế, bất cập nêu trên của công tác đào tạo các CDTP theo Bộ Tư pháp có nhiều nguyên nhân, trong đó có quan trọng là chất lượng đầu vào của học viên thấp, không đồng đều do được đào tạo pháp luật cơ bản từ nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, không ít học viên tốt nghiệp cử nhân luật từ các hệ chuyên tu, tại chức, mở rộng, từ xa.

Cơ sở đào tạo CDTP tương đối bị động khi phải tiếp nhận nguồn đầu vào chất lượng không đồng đều, khi phần lớn học viên các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên đi học theo chế độ cử tuyển do đã là cán bộ của ngành tòa án, kiểm sát được cử đi học.

Thực tế này cho thấy cần phải có một thể chế thống nhất về đào tạo các CDTP, cụ thể hơn là xây dựng Pháp lệnh đào tạo một số CDTP.

Hướng tới đào tạo “ba chung”

Chính phủ chỉ rõ: xây dựng Pháp lệnh đào tạo một số CDTP tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất để tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo các CDTP, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có CDTP trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Chiến lược Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế.

Quan trọng hơn là tạo tiền đề pháp lý cho việc đổi mới toàn diện hoạt động đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư với định hướng thi tuyển tư pháp quốc gia nhằm tuyển chọn nguồn đầu vào có chất lượng cho công tác đào tạo các CDTP; thực hiện việc đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong một chương trình thống nhất nhằm trang bị mặt bằng kiến thức chung về chuyên môn, nghiệp vụ cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư để họ nhanh chóng thống nhất với nhau khi cùng tham gia vào một vụ việc; tạo cơ sở thực hiện chủ trương trong các Nghị quyết của Đảng về mở rộng tranh tụng, mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên từ luật sư, góp phần phục vụ việc luân chuyển giữa các CDTP.  

Đặc biệt, khắc phục tình trạng kém chất lượng trong đầu vào tuyển sinh, dự thảo Pháp lệnh quy định việc thi tuyển tư pháp để lựa chọn đối tượng đào tạo. Việc tổ chức kỳ thi trong phạm vi toàn quốc để lựa chọn những người đủ điều kiện tham gia các khóa đào tạo như: thành phần của Hội đồng tuyển sinh, các môn thi, hình thức thi, cách thức tiến hành kỳ thi.

Một trong những tồn tại của công tác Tư pháp được Nghị quyết số 08/NQ-TƯ của Bộ Chính trị chỉ rõ là do: “Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ; một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức”. Nghị quyết đã khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp tư pháp theo các chức danh.

Huy Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.