Nhận diện "chiêu trò" giả điên nhằm thoát tội

Từ những người bình thường, sau khi gây án, bị can bị cáo bỗng hóa thành những kẻ điên loạn, gia đình họ cũng ra sức chứng minh con em mình… điên thật nhằm thoát sự trừng trị của pháp luật. Để bóc mẽ những kẻ giả điên, các giám định viên phải tốn không ít công sức…

Từ những người bình thường, sau khi gây án, bị can bị cáo bỗng hóa thành những kẻ điên loạn, gia đình họ cũng ra sức chứng minh con em mình… điên thật nhằm thoát sự trừng trị của pháp luật. Để bóc mẽ những kẻ giả điên, các giám định viên phải tốn không ít công sức…

Gây trọng án rồi bỗng dưng hóa điên
Không quá khi nói rằng, “bệnh” điên sau khi gây án, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản… thời gian qua đã trở thành một “trào lưu” đáng báo động. Cứ gây án xong, thậm chí cơ quan pháp luật chưa kịp “sờ” đến thì kẻ phạm tội từ người thường bỗng hóa điên. Rất nhiều người trong số này là người… "điên” lần đầu (vì chưa có tiền sử bệnh tật về bệnh tâm thần hay bị di truyền từ người thân…). 
Điển hình như vụ án của Nguyễn Thị Sánh Em (SN 1965, ngụ ấp 4, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Là đối tượng không nghề nghiệp, không đồng bạc giắt lưng nhưng lại ham mê lô đề, cờ bạc.
Nợ "ngập đầu" nhưng không có tiền trả, Em quyết định thực hiện phi vụ bắt cóc trẻ em. Một ngày tháng 5/2012 lợi dụng lúc bé T (ở xã Phú Ngãi) đang chơi, Em đã bắt cóc bé đem đi bán. Tuy nhiên, với sự cảnh giác cao độ của quần chúng, khi Em đang rao bán bé thì bị lộ. Bị Công an truy đuổi đến sát biên giới, Em đột ngột… quay lại la ó, điên loạn, và cởi bỏ hết quần áo giữa chốn đông người… Nhưng sau đó Em đành cúi đầu nhận tội chỉ giả điên vì không còn “kế” nào khác.
Một vụ án nổi tiếng trong lịch sử tố tụng về giám định pháp y tâm thần có lẽ là vụ án Đồng Đăng Phúc phạm tội giết người ở TP. Hồ Chí Minh. Sau khi bị bắt giam, Phúc có biểu hiện tâm thần. Kết quả giám định cho thấy Phúc bị bệnh tâm thần phân liệt, không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và cần đưa đi chữa bệnh một thời gian. Không tin tưởng kết quả này, giám định lần hai, Phúc vẫn phải chữa bệnh. Tuy nhiên, đến lần ba thì kết luận chuyển hướng Phúc bị “rối loạn nhân cách do sử dụng rượu”, Phúc bị tòa tuyên án chung thân (sau khi đã giảm một phần trách nhiệm hình sự).
Tại phiên tòa phúc thẩm, Phúc tỏ ra rất bình thường, không có biểu hiện tâm thần. HĐXX cũng đã chỉ ra những điểm mâu thuẫn trong 3 lần giám định và hủy án. Lần thứ 4 giám định, kết quả thật bất ngờ là Phúc hoàn toàn bình thường và hắn phải chịu mức án tử hình.
 “Vạch mặt” kẻ phạm tội
Theo quy định của pháp luật về hình sự, người phạm tội gây án mà bị tâm thần (điên) thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (mà chỉ có thể bị áp dụng các biện pháp chữa bệnh…). Có lẽ vì thông hiểu các quy định này nên gần đây trong rất nhiều vụ án, kẻ gây án đã dùng khổ nhục kế nói trên để tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Về nguyên tắc, khi người phạm tội có dấu hiệu về tâm thần, cơ quan tố tụng phải tiến hành trưng cầu giám định. Tuy nhiên, đây là một loại “bệnh” rất đặc thù nên việc xác định người đó tâm thần thật hay không là một việc không dễ dàng.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp tại báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Giám định tư pháp,  đến nay, tổng số giám định viên được bổ nhiệm và cấp thẻ là 3115 người, trong đó, có khoảng 722 giám định viên chuyên trách (chủ yếu là giám định viên kỹ thuật hình sự chiếm 582 người, giám định viên pháp y khoảng 100 người, còn lại giám định viên pháp y tâm thần).

Mỗi năm Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương giám định từ 200-300 trường hợp, tổ chức giám định pháp y tâm thần mỗi tỉnh thực hiện giám định khoảng 5 vụ.

Tuy số lượng vụ việc không nhiều nhưng thời gian thực hiện một vụ việc giám định pháp y tâm thần thường phải kéo dài, mất ít nhất từ 10 đến 15 ngày, thậm chí 30 ngày để theo dõi diễn biến tình trạng tâm thần của đối tượng. 

BS Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM, nguyên giám đốc Trung tâm GĐPYTT TP - từng chia sẻ: Khi giám định các đối tượng phạm tội, nhất là những tội nặng, các ông thường gặp dạng giả tâm thần. “Khi đó, tay nghề vững vàng và lương tâm nghề nghiệp là hai điều rất cần thiết ở người giám định viên”, Bác sỹ Thắng nhấn mạnh.

“Trong nhiều trường hợp, người được giám định sẽ dựng lên các màn kịch điên rất thật, thậm chí sẵn sàng “thoả thuận” với giám định nếu vở kịch bất thành” . Để “bắt bài” các đối tượng này, nhiều khi phải kéo dài thời gian theo dõi.

Thạc sỹ Đoàn Hồng Quang - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng kiêm Phó giám đốc Trung tâm GĐPYTT - cũng cho biết: “Đặc tính của bệnh tâm thần rất phức tạp, tiến triển lâu dài, khó chẩn đoán do không có định lượng tâm thần. Không như các bệnh nội, ngoại khoa có xét nghiệm, chụp, chiếu... để định bệnh tức thì, bệnh tâm thần chỉ được xác định chủ yếu qua hỏi, điều tra, tìm hiểu khách quan... Thế nên, mỗi giám định viên pháp y tâm thần không khác gì một cán bộ điều tra của lực lượng công an”.
Khó khăn của giám định pháp y tâm thần không dừng lại ở chỗ phải kiên trì theo dõi sát bệnh nhân, thời gian theo dõi kéo dài…mà quan trọng hơn là làm thế nào để đưa ra một kết luận giám định chính xác, khách quan. Bởi lẽ, điều này còn liên quan đến thời điểm giám định.
Có những người tại thời điểm gây án không điên, nhưng sau đó thì phát bệnh hoặc ngược lại. Kết luận giám định một mặt vừa tránh xảy ra tình trạng giả điên thoát tội, nhưng mặt khác cũng không “buộc” những người bệnh thật vào lao lý.
Bình An 

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.