Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý tổ chức bộ máy

Hội nghị lấy ý kiến về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Chính phủ tại Nghệ An hồi tháng 1/2019.
Hội nghị lấy ý kiến về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Chính phủ tại Nghệ An hồi tháng 1/2019.
(PLVN) - Trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ Nội vụ đã gửi dự thảo Luật này để lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, Bộ Nội vụ đã tiếp nhận rất nhiều ý kiến, trên cơ sở đó cũng đã tiếp thu và giải trình cụ thể.

Quy định số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa

Quy định về tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cân nhắc khoản 4 Điều 1, quy định về biên chế tối thiểu đối với Vụ, Cục và một số đơn vị liên quan khác vì có thể dẫn đến trường hợp Cục, Vụ, đơn vị đó phải duy trì số biên chế tối thiểu theo yêu cầu khi thành lập, khi đó hoạt động có thể ảnh hưởng đến việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Còn tỉnh Nam Định đề nghị nên bỏ quy định liên quan đến tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu, số lượng cấp phó tối đa của một số tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành, chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền của Chính phủ, vì những tiêu chí này đã được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.

Trước những ý kiến này, Bộ Nội vụ cho hay, việc quy định tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một số tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành, chính quyền địa phương là nội dung quan trọng để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kế hoạch số 07-KH/TW. Vì vậy, để thực hiện thống nhất trong cả hệ thống hành chính từ Trung ương đến địa phương, việc xác định rõ thẩm quyền của Chính phủ đối với các vấn đề nêu trên trong dự thảo Luật là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cao nhất trong việc hướng dẫn, tổ chức triển khai, thực hiện.

Bổ sung nhiệm vụ của Thủ tướng 

Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, dự thảo Luật giao Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương; phân cấp những nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập mà không sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 là chưa phù hợp với Hiến pháp, chưa đảm bảo tính thống nhất trong văn bản.

Giải thích vấn đề trên, Bộ Nội cho rằng, việc đề xuất thẩm quyền này từ Chính phủ sang Thủ tướng Chính phủ là phù hợp với tình hình thực tế quản lý biên chế công chức trong cả hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiện nay, bảo đảm tính chủ động, kịp thời trong chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời phù hợp với chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực quản lý tổ chức bộ máy, biên chế. Mặt khác, quy định này cũng cụ thể hóa thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ “thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28), tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện.

Do vậy, không chồng chéo với thẩm quyền của Chính phủ trong việc thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước.

Đối với quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện thí điểm những mô hình mới về tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, Sở Nội vụ Hà Nội, HĐND tỉnh Hà Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đều đề nghị bỏ bổ sung khoản 10a và Điều 28, vì những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà chưa có quy định của pháp luật hoặc quy định không phù hợp thì cần có chủ trương hoặc ý kiến của Chính phủ trước khi Thủ tướng Chính phủ quyết định. 

Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cho hay, việc quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm những mô hình mới về tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi quyền hạn của Chính phủ khi chưa có quy định của pháp luật hoặc quy định không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi sẽ tạo điều kiện trao quyền chủ động cho Chính phủ.

Khi đó Thủ tướng Chính phủ có thể triển khai các mô hình tổ chức mới, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế. Đối với những nội dung nào cần phải có ý kiến hoặc chủ trương của Chính phủ trước khi Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.