Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam


Trả lời chất vấn về vấn đề chủ quyền về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”.

Trả lời chất vấn về vấn đề chủ quyền về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Sáng nay (25/11), Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp 2 tiếp tục phiên chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình. Sau phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội.

Có 20 đại biểu Quốc hội đã đặt các nội dung chất vấn cho Thống đốc Bình vào buổi làm việc chiều 24/11. Các nhóm vấn đề được Thống đốc Nguyễn Văn Bình tập trung trả lời chất vấn về giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần vào bảo đảm giá trị đồng tiền và bình ổn thị trường tiền tệ; công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng; biện pháp xử lý tổ chức tín dụng và cán bộ, nhân viên các ngân hàng vi phạm; việc bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, giải pháp chống lạm phát nhưng không để nền kinh tế rơi vào trì trệ.

Theo Báo cáo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trong 10 tháng đầu năm, tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất tăng 15,7% chiếm dụng 85% so với tổng dư nợ tín dụng; đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 24%, tín dụng xuất khẩu tăng, tín dụng xuất khẩu tăng 58%.

Từ tháng 9 đến nay, nhiều tổ chức tín dụng đã giảm lãi xuất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường xuống còn 17 – 19%, trong đó lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 15 – 18%/ năm; cá biệt có trường doanh nghiệp vay vốn nhằm khắc phục hậu quả lũ lụt hoặc doanh nghiệp xuất khẩu cam kết bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được vay vốn với lãi suất 13,5 – 14,5%/năm.

Trả lời chất vấn về loạn lãi suất ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận do thanh tra giám sát ngân hàng chưa tốt và nhận trách nhiệm về việc này. Về trần lãi suất 14% một năm, Thống đốc Bình thừa nhận, khi áp một trần lần suất thì ngân hàng lớn có lợi thế; nhưng ngân hàng nhỏ, tài chính lành mạnh thì cũng không gặp khó khăn, chỉ có tài chính yếu kém thì người gửi mới rút tiền.

Cũng theo Thống đốc, trần lãi suất đã có từ cuối năm 2010 nhưng trước khi siết chặt kỷ cương từ 7/9/2011, hiện tượng huy động vượt trần diễn ra tràn lan, phổ biến ở mức 17-18% một năm. “Cơ quan giám sát ngân hàng tiến hành thanh tra nhiều lần, nhưng không phát hiện được trong 6 tháng đầu năm 2011. Đó là yếu kém, trì trệ của thanh tra, trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước”, ông Bình thẳng thắn nhận trách nhiệm.

Trả lời về việc áp trần lãi suất đô la là 2% một năm trong khi các nhà băng cho vay tới 8%, ông Bình cho đây là biện pháp chống đôla hóa, lãi suất 8% là để hạn chế vay. Ngân hàng không khuyến khích doanh nghiệp vay ngoại tệ mà khuyến khích mua nếu có nhu cầu.

Liên quan đến những con số lãi khủng của các ngân hàng, ông Bình cho rằng, cần phải có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này; với ngân hàng có tổng tài sản 50.000-60.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 3.000-5.000 tỷ, còn vốn chủ sở hữu lên tới cả chục nghìn tỷ đồng, một năm lãi khoảng 1.000-2.000 tỷ đồng là không cao. Các tổ chức tín dụng đứng thứ 15 trong tất cả các nhóm doanh nghiệp về lợi nhuận và điều này thể hiện ở giá cổ phiếu Ngân hàng đang rất thấp so với doanh nghiệp khác.

Về huy động thấp cho vay cao, Thống đốc cho biết, trước tháng 8/2011, lãi suất phổ biến 16 -18% một năm; cho vay 19 – 22%. Chênh lệch dao động 2 – 4% là phù hợp với Việt Nam và quốc tế. Đến nay. ngân hàng huy động 14%, cho vay 16-18% là chênh lệch cho phép.

Sau phần trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, lúc 10h sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu đăng đàn trình bày báo cáo kinh tế - xã hội.

Sau bài phát biểu của Thủ tướng, có 28 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về một số lĩnh vực và yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn làm rõ thêm một số vấn đề tập trung vào các nội dung về công tác điều hành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 2011 – 2012 và những năm tiếp theo; vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế…; trong đó có vấn đề bức xúc trên biển đông.

Trả lời chất vấn về vấn đề chủ quyền về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đanh thép, đưa ra những căn cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh, khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Trả lời chất vấn về Dự án Luật biểu tình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Quyền biểu tình được quy định trong Hiếp pháp, chúng ta phải nghiêm túc thực hiện…”. Đồng thời, Thủ tướng kiến nghị với Quốc hội xem xét ban hành Luật biểu tình mà Chính phủ đã trình dự án về Luật này, phù hợp với Hiếp pháp, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục cuộc họp.

Trọng Hùng

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Ảnh internet).

Hiệu quả chuyển đổi số

(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Đọc thêm

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.