Ông Nguyễn Văn Hiển: Cần quan tâm tới vấn đề di dân tự do của đồng bào dân tộc thiểu số

Đại biểu QH Nguyễn Văn Hiển (tỉnh Lâm Đồng)
Đại biểu QH Nguyễn Văn Hiển (tỉnh Lâm Đồng)
(PLO) - Theo ông Nguyễn Văn Hiển, Đại biểu QH tỉnh Lâm Đồng, tình trạng di dân tự do của đồng bào dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên trong vài năm gần đây tuy có giảm đôi chút, song vẫn diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề lớn, phức tạp cần phải quan tâm.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, năm 1975 dân số Tây Nguyên khoảng 1 triệu người. Đến nay, dân số các tỉnh Tây Nguyên vào khoảng 6,5 triệu người. Theo phân tích của một số chuyên gia, trong số 6,5 triệu người, dân di cư tự do chiếm hơn phân nửa (trong đó số người di cư tự do là đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc là chủ yếu, nhất là đồng bào dân tộc Mông).

Tình trạng di dân tự do của đồng bào dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên trong vài năm gần đây tuy có giảm đôi chút, song vẫn diễn biến phức tạp, do đồng bào di cư vào các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vùng sâu, vùng xa, cách xa khu trung tâm, tránh kiểm soát của chính quyền sở tại.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển nhận định: Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, như: rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nhất là rừng già, rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; đa dạng sinh học, thực vật và động vật bị hủy diệt, trong đó có các loại thú quý hiếm bị giết hại; môi trường sinh thái bị giảm sút nghiêm trọng, góp phần gây ra lũ lụt, hạn hán, lũ quét, sạt lở không chỉ cho Tây Nguyên mà còn cho các tỉnh Duyên Hải miền Nam Trung Bộ.

Về mặt xã hội thì nhiều tệ nạn xã hội trở nên phức tạp hơn ( như: ma tuý, cờ bạc, hoạt động tôn giáo trái phép, gây mất trật tự xã hội, tranh chấp đất đai…). Hiện nay, một số nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất thì đời sống của người di cư tự do tốt hơn so với nơi đi, còn lại một bộ phận lớn vẫn đang trong tình trạng đời sống còn khó khăn, nghèo đói, trẻ em không được đi học, chính quyền rất khó quản lý, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, việc kiểm soát của các cấp chính quyền gặp nhiều khó khan, nhất là trong việc di dời số đồng bào đã xâm canh và ở trong khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khi họ đã tự hình thành cụm dân cư, bản làng.

Hiện nay, nhà nước đang triển khai nhiều chính sách, dự án để ổn định cuộc sống của đồng bào di cư. Tuy nhiên, theo quan sát và đánh giá chung của nhiều chuyên gia thì các chính sách hiện nay có vẻ đang tập trung lo “phần ngọn” ở nơi đến (các tỉnh Tây Nguyên). Trong khi đó, “phần gốc” (tức là từ các tỉnh miền núi phía Bắc có dân di cư) còn nhiều bất cập. Dù chúng ta có nhiều chương trình, dự án, nhưng sự vận hành trên thực tế lại thiếu hiệu quả, thiếu "nhạc trưởng", mỗi một chương trình, dự án lại do một bộ, ngành quản lý một cách riêng lẻ, thiếu kết nối, điều phối hợp lý.

Do vậy, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển cho rằng:  trong thời giai tới Chính phủ cần có giải pháp tổng thể, chi tiết, căn cơ, đồng bộ cho vấn đề này. Việc giải quyết vấn đề di dân tự do ở các địa phương trên địa bàn vùng Tây Nguyên là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có một đề án tổng thể được nghiên cứu, xây dựng thật khoa học, căn cơ, hài hòa, linh hoạt, đồng bộ từ các cấp, các ngành và các chính sách kinh tế-xã hội, nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền nơi có dân di cư và nơi có dân đến. Trong đó cần xác định rõ, việc ổn định dân di cư không chỉ là việc riêng của các tỉnh Tây Nguyên mà quan trọng hơn là sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương ở nơi có dân di cư.

Đại biểu QH Nguyễn Văn Hiển cho rằng tình trạng di dân tự do của đồng bào dân tộc thiểu số là một vấn đề lớn cần quan tâm
Đại biểu QH Nguyễn Văn Hiển cho rằng tình trạng di dân tự do của đồng bào dân tộc thiểu số là một vấn đề lớn cần quan tâm

Ở tầm chính sách vĩ mô, đồng ý với quan điểm là: thay vì bỏ số tiền lớn đầu tư ở nơi di dân đến, thì nên đầu tư bài bản, căn cơ ở nơi xuất cư để kéo người di cư tự do quay trở lại. Trong đó, chính quyền địa phương nơi có dân di cư cần có các giải pháp, biện pháp thật cụ thể, tạo công ăn việc làm tốt để dân không muốn di cư nữa.

Kinh nghiệm từ "Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé" hay đề án di dời tái định cư thủy điện Sơn La cũng được Nhà nước đầu tư rất bài bản. Người dân ở khu vực tái định cư của dự án này gần như không xuất hiện trong dòng người di cư tự do ở Tây Nguyên những năm qua.

"Từ hai dự án nói trên, theo tôi, Nhà nước nên tập trung chính sách, nguồn lực đầu tư, quan tâm đến điều kiện sinh kế cho bà con đồng bào tại chỗ để hạn chế di cư tự do. Như nhiều người nói “Khi có mảnh đất lành, chim sẽ về đậu mà không cần bay đi đâu cả!" - Đại biểu Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh. 

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.