Dân “oằn mình” gánh chịu các khoản lỗ của EVN?!

Vấn đề được báo giới quan tâm là các căn cứ tăng giá điện, trong đó có tỷ giá. Tại sao nhiều DN khác không được bủ lỗ chênh lệch tỷ giá trong khi EVN - một DN độc quyền lại được bù lỗ, như vậy có ép người tiêu dùng phải gánh chịu khoản lỗ của EVN không?

[links()] Tăng giá điện thêm 5% từ 1/7/2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không nhận được nhiều sự  đồng tình, thậm chí Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam ông Trần Việt Ngãi trong một phát biểu mới đây còn cho rằng trong điều kiện hiện tại EVN phải giảm giá điện mới đúng…

Có lẽ vì vậy, cuối giờ chiều hôm qua, 20/7, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN đã chủ trì cuộc tọa đàm (không phải họp báo - theo lời ông Tri) về cơ chế điều hành giá điện  theo Quyết định 854/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011- 2014 của EVN.

Theo Thông cáo báo chí của EVN, ngày 29/6/2012, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 17/2012/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2012, giá bán điện bình quân là 1.369 đ/kWWh (chưa bao gồm thuế GTGT), tăng 65 đ/kWh (5%) so với giá điện bình quân đang áp dụng (1.304 đ/kWWh). EVN cũng liệt kê các thông số đầu vào cơ bản được sử dụng để tính giá điện từ 1/7/2012.

Đó là giá than cho sản xuất điện (tăng so với giá than hiện hành từ 10- 11,5% tùy từng loại); Giá khí trung bình cho nhà máy điện Cà Mau; Giá dầu; Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD. EVN cho biết, doanh thu bán điện của EVN dự kiến tăng thêm 3.710 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm của EVN dự kiến từ 1/7/2012 đến 31/12/2012 là 56,8 tỷ kWWh (bao gồm cả sản lượng điện xuất khẩu sang Camphchia) được sử dụng bù đắp cho tăng giá than và một phần các chi phí còn treo của các năm trước.

Vấn đề được báo giới quan tâm là các căn cứ tăng giá điện, trong đó có tỷ giá. Tại sao nhiều DN khác không được bủ lỗ chênh lệch tỷ giá trong khi EVN - một DN độc quyền lại được bù lỗ, như vậy có ép người tiêu dùng phải gánh chịu khoản lỗ của EVN không? Theo ông Tri, thoạt nghe có vẻ vô lý song cái gốc của nó là giá điện, trong khi tất cả những mặt hàng khác đều theo cơ chế thị trường thì EVN không được thế, giá Chính phủ quyết.

“Tất các DN điện trên thế giới đều thế, chi phí phân bổ dần vào giá điện và người tiêu dùng phải chịu”- ông Tri nói. Phó Tổng giám đốc EVN cũng cho biết khoản chênh lệch tỷ giá cần phải phân bổ dần từ nay đến năm 2015 là 26.000 tỷ, ngoài ra còn khoản lỗ sản xuất kinh doanh điện của EVN khoảng 11.000 tỷ (do mua điện với giá cao, bán với giá thâp) cũng phải phân bổ dần vào giá điện, bởi “nếu không xử lý được thì đây sẽ là gánh nặng” và sẽ không đảm bảo lộ trình “đến năm 2013 giá bán điện bình quân theo cơ chế thị trường” theo Quyết định 854/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong trả lời của mình, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri nhiều lần nhắc đến Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Ông Tri cho biết, nếu như các DN khác khi triển khai dự án phải có 15% vốn đối ứng thì EVN  không có vốn đối ứng nên Chính phủ chỉ đạo cơ chế EVN được vay 100% (85% vay nước ngoài+ 15% vay trong nước) bởi EVN phải đảm nhận trọng trách cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và an sinh xã hội.

Ông Tri cũng tỏ ra cầu thị khi mong muốn báo chí giải thích cho người dân hiểu, vì hệ thống điện (không như xi măng) rất phức tạp, vừa sản xuất vừa tiêu dùng, đồng thời, khi nhu cầu cao, hệ thống quá tải, cả người sản xuất, tiêu dùng đều thiệt hại…

“Bản thân EVN không muốn độc quyền, EVN cũng đã kêu gọi đầu tư, nhưng giá điện không theo cơ chế thị trường. Bản thân EVN cũng rất khó khăn. Tăng giá cao nền kinh tế không chịu được, khách hàng kêu, nhưng nếu thiếu điện lại ảnh hưởng chung đến nền kinh tế… Do vậy tăng bao nhiêu, tăng như thế nào đều phải tuân thủ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, nếu Chính phủ chưa cho tăng, chắc chắn cũng chưa được tăng…”- ông Tri quả quyết.

Thanh Lan

Đọc thêm

Việt Nam đã phát điện cạnh tranh nhưng vẫn phải kiểm soát 'đầu ra'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về dự án Luật Điện lực sửa đổi. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chiều 7/11, phát biểu giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam đã phát điện cạnh tranh, nhưng "đầu ra" vẫn phải kiểm soát để bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Dự kiến thí điểm nhà ở thương mại qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông gây nguy hiểm: Cần nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý nghiêm từ hành vi vi phạm nhỏ nhất. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với các Bộ, ngành và 15 tỉnh, thành phố về hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường.
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 6/11 ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 9 đến ngày 12/11; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 5/11, trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục thể chế hóa cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.