2018 sẽ ghi dấu ấn quan trọng cho hội nhập quốc tế của Việt Nam

Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo
(PLO) - Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí về công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam.

Tình hình thế giới và khu vực, cục diện kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ với nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Ông có bình luận gì về sự tham gia của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh này?

- Mặc dù hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến chuyển nhanh, phức tạp. Kinh tế thế giới tuy tăng trưởng tốt hơn nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất trắc do bất ổn tài chính-tiền tệ, bất ổn địa chính trị và an ninh quốc tế, do trào lưu dân tuý và chủ nghĩa bảo hộ. Liên kết kinh tế-thương mại khu vực và toàn cầu tiếp tục được duy trì, song hợp tác quốc tế và tự do thương mại gặp phải những khó khăn không nhỏ khi các nước đều có nhu cầu đảm bảo động lực tăng trưởng cần thiết và thích ứng một cách hiệu quả với những đòi hỏi mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh này, một lần nữa, Việt Nam chứng tỏ được bản lĩnh, tự cường, sáng tạo, vượt khó khăn, đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế. 

Thứ nhất, lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đã hoàn thành và vượt toàn bộ 13/13 chỉ tiêu đề ra và đạt nhiều mốc “kỷ lục” mới. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây, hơn nhiều nước khu vực. Kinh tế vĩ mô ổn định; bội chi ngân sách ở mức thấp, khoảng 3,5% GDP; dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục 52 tỷ USD; thị trường chứng khoán khởi sắc, vượt mốc 950 điểm, cao nhất kể từ năm 2008. Thu nhập và sức mua của 93 triệu dân ngày càng tăng, năm 2017 GDP đầu người theo giá hiện hành đạt trên 2.400 USD. Xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 425 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 21%. Vốn FDI vào ta tăng mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây và đạt 29,7 tỷ USD. Rõ ràng, gia tăng bảo hộ đã không tác động quá mạnh như chúng ta lo ngại.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được cơ cấu lại, dựa trên đổi mới mô hình tăng trưởng phát huy tác dụng khiến chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Các ngành chế biến, chế tạo tăng 14,4% và cùng với dịch vụ đã trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Năm 2017, có thêm 45 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, trong đó có cả các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn

Thứ ba, năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh cải thiện rõ rệt. Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 nước trong xếp hạng của WEF và WB xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam lên thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc. WIPO đánh giá Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của ta tăng 12 bậc, lên thứ 47/127 nước. Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam đạt được từ trước đến nay. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng tới gần 127 nghìn doanh nghiệp đã minh chứng cho những đánh giá này. 

Thứ tư, thông qua đẩy mạnh hội nhập quốc tế, vai trò và vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng cao, quan hệ với các nước và các đối tác đều được mở rộng và sâu sắc hơn. Việt Nam đã tổ chức thành công Năm APEC 2017 mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Sự kiện này một mặt tạo hiệu ứng tích cực trên nhiều phương diện, tiếp tục khẳng định APEC là diễn đàn hợp tác, liên kết kết kinh tế hàng đầu khu vực, mặt khác khắc họa vai trò nổi bật của Việt Nam đối với sự kiện mang tầm vóc “toàn cầu”. 

Cũng trong năm 2017, Lãnh đạo cấp cao nước ta đã thực hiện 18 chuyến thăm đến 19 nước, dự 8 hội nghị quốc tế đa phương, đồng thời đón 36 lượt nguyên thủ và thủ tướng các nước đến thăm Việt Nam. Nhờ các chuyến thăm này, ta đã xây dựng được trọng tâm cơ chế, cũng như khuôn khổ hợp tác thuận lợi trên từng lĩnh vực để phát triển kinh tế đất nước. Những chuyển biến tích cực trên đây khẳng định tính đúng đắn của các chính sách, biện pháp Việt Nam đã và đang triển khai. Bên cạnh đó, phải thấy rằng quyết tâm và nỗ lực xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo phát triển đã tạo niềm tin, không khí hứng khởi và tinh thần khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa sâu rộng đến từng doanh nghiệp và người dân. 

Năm 2018, nhiều mối liên kết kinh tế mới lại tiếp tục được định hình, Việt Nam sẽ ngày càng phải tham gia luật chơi một cách bình đẳng hơn với các đối tác lớn hơn. Vậy theo ông chúng ta cần chọn con đường liên kết như thế nào để có được những mối quan hệ kinh tế bền vững?

- Như đã đề cập trên đây, năm 2018 là năm ghi dấu ấn quan trọng cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chúng ta phấn đấu thực hiện các cam kết của các FTA đã ký, thúc đẩy sớm hoàn tất phê chuẩn FTA Việt Nam-EU, ký Hiệp định CPTPP, thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Rõ ràng, với 16 hiệp định tự do thương mại đã có hiệu lực hoặc đang đàm phán, Việt Nam đang ngày càng chủ động tham gia và góp phần hình thành hệ thống thương mại quốc tế. Cùng với thể chế ổn định, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đặc biệt, là đối tác, đối tác toàn diện, hay đối tác chiến lược với khoảng 30 quốc gia khác nhau (trong đó có các đối tác chủ chốt như Mỹ, Nhật, Nga…) đảm bảo ổn định, thuận lợi cho đất nước trong giao thương quốc tế. 

Như vậy, trong năm 2018, tôi cho rằng chúng ta có nhiều nhiệm vụ trong tham gia xây dựng các thỏa thuận thương mại đa phương và song phương. Trước hết, chúng ta cần rà soát lại các thỏa thuận đã đạt được và đang thực hiện. Trong quá trình này chúng ta có thể cùng các nước xác định các điểm mạnh cũng như những tồn tại của các thỏa thuận để có thể sửa đổi, cải tiến và thậm chí là xây mới. Tiếp đó, chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ hơn các chính sách và cơ chế  hỗ trợ cho thương mại và đầu tư. Cởi mở, minh bạch, trong sạch chính là nền tảng cho sự bền vững trong phát triển.

Cuối cùng, chúng ta cần tìm kiếm, xác định và xây dựng các chuẩn mực chung, hài hòa lợi ích của các bên để từ đó đem lại sự cân bằng trong quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với các nước khác. Thế giới bước vào năm 2018 vẫn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, tập trung phát huy tốt nội lực, tôi tin đây sẽ là chìa khoá mở cánh cửa phát triển bền vững cho kinh tế Việt Nam. 

Vậy, ngoại giao phục vụ phát triển đã có những chuyển biến gì và cần có những thay đổi nào để tiếp tục thu được hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu hội nhập của đất nước trong giai đoạn mới, thưa ông?

- Năm 2017 là năm điển hình cho việc Ngoại giao Kinh tế tạo môi trường chính trị ngoại giao thuận lợi phục vụ các lợi ích kinh tế. Đã có 51 đoàn cấp cao ra và vào Việt Nam, tăng 30% so năm 2016. Các chuyến thăm này đã giúp chúng ta xây dựng được trọng tâm, cơ chế, cũng như khuôn khổ hợp tác trên từng lĩnh vực phát triển kinh tế. Có thể lấy ví dụ như sự tấp nập trong các chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đưa đến hơn 40 văn kiện hợp tác kinh tế trị giá hàng chục tỉ USD, hay việc đột biến trong trao đổi đoàn các cấp khu vực Trung Đông – châu Phi với kết quả là 22 hiệp định, thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế được ký kết. 

Công tác xúc tiến, tìm kiếm, mở rộng thị trường thương mại-đầu tư được chuyên nghiệp hóa và bước đầu tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Năm 2017, nổi bật là xúc tiến các mặt hàng nông sản. Các hoạt động xúc tiến diễn ra nhộn nhịp ở nhiều địa bàn, đặc biệt tại những địa bàn đặc biệt khó khăn như Mông Cổ, Ai Cập, Iran, Uzbekistan, Bangladesh… 

Bước sang năm 2018, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng khả quan, song đà phục hồi không bền vững. Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu. Đối với Việt Nam, 2018 là năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020). Việt Nam rất cần những động lực mới để tạo đột phá về tăng trưởng kinh tế. Trước các yêu cầu bức thiết này, công tác ngoại giao kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ với phương châm “Tham mưu, triển khai, khởi xướng và liên kết sâu rộng”, bám sát yêu cầu của đất nước, thúc đẩy các nội dung có ý nghĩa thiết thực với Việt Nam. Tin rằng, với những đổi mới về phương pháp tiếp cận, ngoại giao kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, phục vụ hiệu quả hơn mục tiêu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.