Đức để ngỏ khả năng bán vũ khí cho Ả rập Xê-út sau vụ nhà báo Khashoggi

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN)
(PLO) - Đức sẽ không phê chuẩn các thương vụ bán vũ khí cho Ả rập Xê-út cho đến khi cuộc điều tra về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi hoàn tất, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho hay.

Theo hãng tin trên, tuyên bố của ông Mass cho thấy giới chức Đức đã đảo ngược quyết định bán các hệ thống pháo binh cho Ả rập Xê-út. “Chừng nào việc điều tra còn chưa kết thúc, chừng đó chúng tôi còn chưa biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra. Vì vậy, không có lý do để quyết định xuất khẩu vũ khí sang Ả rập Xê-út”, Ngoại trưởng Đức nói trong một tuyên bố.

Phát biểu này được ông Mass đưa ra sau khi ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng bác bỏ lời giải thích mà họ cho là không thỏa đáng của Riyadh về cái chết của nhà báo Khashoggi bên trong tòa lãnh sự của Ả rập Xê-út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ả rập Xê-út ngày 20/10 thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi đã bị giết bên trong lãnh sự quán của nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nói rằng vụ việc là kết quả của một trận ẩu đả giữa ông Khashoggi và một số người có mặt trong tòa lãnh sự. 

Đọc thêm

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.