Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp “kiềng 3 chân“

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về giải pháp toàn diện
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về giải pháp toàn diện
(PLO) - Tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường về kinh tế xã hội, sáng nay (27/10) Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn giải trình một số vấn đề thắc mắc của các đại biểu (ĐB). Người đứng đầu ngành Y tế cho biết, với những giải pháp toàn diện, mạnh mẽ trong thời gian qua, người dân đã tin tưởng, đánh giá cao ngành y tế.


10.000 cán bộ ngành Y tế bị kỷ luật

Báo cáo Quốc hội những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian qua toàn ngành nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ các nghị quyết của Quốc hội, vì thế đã đạt được tiến bộ rõ nét, cái đích cuối cùng là sự hài lòng của con người. “Theo đánh giá của UNDP với các chỉ số PAPI đánh giá 70% hài lòng. Khảo sát đánh giá 3 nghìn người, tỷ lệ hài lòng bệnh nhân nội trú khi ra viện là 80%”, bà Tiến nói.

Ngành cũng ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cho tuyến cơ sở, chuyển giao nhiều kỹ thuật khó tuyến tỉnh như mổ tim hở, thụ tinh nhân tạo, nội soi. Nhiều tuyến tỉnh miền núi, các tỉnh tại Đồng bằng sông cửu long đã có thể làm các kỹ thuật cao thậm chí mổ tim nhân tạo.

Bộ Y tế cũng đã ban hành tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn Quốc tế.Tổ chức đánh giá độc lập phân hạng bệnh viện sau chấm điểm để tiến tới có những tổ chức độc lập đánh giá. Theo đó công khai minh bạch đánh giá này trên cơ quan truyền thông. “Toàn bộ bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh đã làm được điều này” bà Tiến nói

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều bệnh viện được xây mới đặc biệt tại tuyến huyện, tỉnh, và tuyến trung ương được nâng cấp và xây mới nhiều tạo nên bộ mặt khang trang. Đề án xanh sạch đẹp, đổi mới toàn diện thái độ phong cách đã triển khai trong toàn ngành. Các bệnh viện khang trang, ứng dụng công nghệ thông tin có nơi chờ chỗ chờ, có đường dây nóng, tiếp dân.

Rồi vấn đề nhà vệ sinh bệnh viện, tổ chức ngày nhà vệ sinh bệnh viện và  chúng tôi quyết liệt trong vấn đề này cho rằng quyết định chất lượng trong bệnh viện Nếu bệnh viện nào mà nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc ở bẩn. Nếu khoa nào có chỗ rửa tay không sạch sẽ thì đồng chí trưởng khoa là ở bẩn.

Không những thế, Bộ Y tế đã thành lập đường dây nóng. Trong thời gian qua, Bộ đã xử lý 10.000 cán bộ ngành y tế từ đến xã đến trung ương. Lắp camera ở những nơi khám bệnh những nơi có thể xảy ra vấn đề có thái độ với người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Việc đổi mới cơ chế tài chính được thực hiện, đưa tới lộ trình tính đúng, tính đủ đưa cả lương vào giúp chất lượng khám chữa bệnh tăng, giúp tái đầu tư giảm bớt ngân sách. Chính từ đây thu hút nhiều người tham gia bảo hiểm y tế. Đẩy người tham gia bảo hiểm vừa qua vượt chỉ tiêu quốc hội và Chính phủ giao. “Chúng tôi cũng tăng xã hội hóa, khuyến khích loại hình công tư, để thu hút vốn cho bệnh viện nhiều hình thức lựa chọn cho người dân”, bà Tiến cho biết.

Ngoài ra, Bộ Y tế đưa ra đề án đưa bác sĩ trẻ, đào tạo chuyên khoa I, tốt nghiệp loại giỏi đưa về 62  huyện nghèo. Các huyện nghèo được hoan nghênh giải quyết nhiều khó khăn tại đây. Tăng cường y tế cơ sở, nối mạng 100% cơ sở khám chữa bệnh theo BHXH. Trạm ky tế xã kèm theo theo dõi sổ khám chữa bệnh, tăng cường chất lượng bênh viện. Nhiều tiêu chí chất lượng ban hành ngang tầm với quốc tế, hơn 7.000 hướng dẫn quy trình y tế đã được ban hành.

“Chính từ đây, chất lượng y tế được tăng lên rõ rệt, người dân đánh giá cao”, Người đứng đầu Bộ Y tế khẳng định.

Người dân vẫn chưa tin bệnh viện tuyến cơ sở

Bộ trưởng Tiến cũng thẳng thắn nêu những tồn tại của ngành. Theo bà, vấn đề quá tải tại các bệnh viện trung ương tuyến cuối khoa khám chưa được giải quyết, có bệnh viện thời điểm cao có 5.000-6.000 bệnh nhân. “Người dân bị bệnh nhẹ cũng đến tuyến trung ương khám chữa bệnh không tin tưởng tuyến dướng. Điển hình như dịch tay chân miệng, bệnh nhẹ cũng vào bênh viện trung ương nằm gây quá tải và có thể lây nhiễm chéo làm tăng tỉ lệ tử vong đối với bệnh nhân này”, bà Tiến nêu nguyên nhân.

Cũng theo bà Tiến, việc chăm sóc bệnh viện chưa  toàn diện đảm bảo, chưa đảm bảo 3 điều dưỡng, 1 bác sĩ. Và một bệnh nhân vào thì 3-4 người nhà vào. Người dân phải chăm sóc chứ không phải bệnh viện chăm sóc toàn diện. “Rất nhiều nguyên nhân nhưng do nguyên nhân cốt yếu đó là cơ chế tài chính chưa đủ chi trả để chất lượng tăng lên”, bà Tiến nói.

Cùng với đó, chất lượng y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu cơ sở vậy chất, nguồn nhân lực, số lượng chưa đảm bảo, chế độ chính sách chưa đảm bải, chất lượng khám chũa bệnh các vùng miền cũng khác nhau. Nói chung có rất nhiều nguyên nhân.

Giải pháp "kiềng 3 chân"

Trình bày những giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Tiến cho biết sẽ thực hiện giải pháp “kiềng 3 chân"

Kiềng thứ nhất, phải tăng cường tuyến y tế cơ sở, chăm sóc người khỏe mạnh, tăng cường y tế dự phòng, gắn với y học gia đình, gắn y tế xã phường, chăm sóc con người khi chưa bị bệnh. “Chúng tôi đang thí điểm 26 mô hình, giống các nước phát triển, cả về nhân lực, tài chính. Chúng ta phấn đấu 10 năm xong mô hình,  20 năm nhân rộng ra toàn quốc”, bà Tiến cho biết.

Kiềng thứ hai, khi bị bệnh phải vào bệnh viện, phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, giảm thời gian điều trị, giảm lây chéo, giảm người ra nước ngoài, giảm thời gian khám chữa bệnh. Sắp tới sẽ khánh thành một loạt cơ sở y tế khám kiểm tra giống chất lượng nước ngoài, có chuyên gia nước ngoài, để người Việt không ra nước ngoài.

Chân kiềng thứ ba, đó là nhân lực, tài chính, đó là cơ sở hạ tầng. Về nhân lực, Quốc hội sẽ thông qua luật giáo dục đào tạo, có cơ chế riêng cho ngành y tế, sau 6 năm, phải thực hành, rồi thi cấp chứng chỉ, rồi học chuyên khoa 3 năm, sau đó mới có thể hành nghề. Các điều kiện này tiệm cận quốc tế.

Đọc thêm

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.