Tự chủ nửa vời, nhiều trường "xé rào" vì thu không đủ chi

Nhưng hiện nay có một nghịch lý rằng dù hầu hết các trường ĐH, kể cả trường công và trường tư đều đòi quyền tự chủ, thế nhưng một số trường công lập dù đã được giao quyền tự chủ nhưng lại vẫn thấy vướng mắc khi mà họ luôn đau đầu thu không đủ bù chi, không được tự chủ trong tuyển sinh, trong đầu tư cơ sở vật chất... dẫn đến việc họ phải “xé rào” tự cứu.

Hiện nay có một nghịch lý rằng dù hầu hết các trường ĐH, kể cả trường công và trường tư đều đòi quyền tự chủ, thế nhưng một số trường công lập dù đã được giao quyền tự chủ nhưng lại vẫn thấy vướng mắc khi mà họ luôn đau đầu thu không đủ bù chi, không được tự chủ trong tuyển sinh, trong đầu tư cơ sở vật chất... dẫn đến việc họ phải “xé rào” tự cứu.

Học phí có đi cùng chất lượng?
Học phí có đi cùng chất lượng?

Tự chủ... nửa vời, manh mún

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả nước có hơn 300 trường ĐH, CĐ công lập. Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường ĐH công lập tại một số trường vẫn cho rằng, tự chủ tài chính còn mang tính hình thức, nửa vời.

GS.Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng: “Sau 4 năm thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường vẫn không tạo ra được những đổi mới như mong muốn bởi cơ chế thiếu đồng bộ. Tự chủ đồng nghĩa với việc trường bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước; trường cũng không được hưởng quyền lợi, quy chế gì hơn so với các trường ĐH công lập khác ngoài việc được xây dựng một số định mức chi cao hơn quy định của Nhà nước (như chi lương đến 2,5 lần lương cơ bản).

Tuy nhiên, vì không được hưởng quyền lợi và cơ chế gì nên cũng không thể phát triển thêm nguồn thu để tăng lương. Suốt mấy năm qua, trường phải tự lo liệu chi phí thường xuyên và lương, thưởng cho hơn 500 giảng viên. Trong khi các khoản chi tăng rất nhiều cho cơ sở vật chất, lương, thưởng giảng viên thì trường lại không được giao tự chủ trong các nguồn thu của mình. Nếu cơ chế vẫn lạc hậu “xin - cho” như thế này e rằng, việc tồn tại cũng đã khó, chứ chưa nói đến nâng cao chất lượng.”

GS.TS.Ngô Thế Chi - Giám đốc Học viện Tài chính cũng khẳng định: Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục như hiện nay một cách manh mún, nhỏ giọt khiến các trường chưa chủ động trong hoạt động. Ví dụ như rõ rang tự chủ nhưng hễ khi máy móc, trang thiết bị của trường hư hỏng nay muốn đầu tư, nâng cấp lại phải thực hiện cơ chế “xin - cho”, làm giấy phép lên cấp trên xem xét.

“Xé rào” vì học phí thấp

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho GD&ĐT: Năm 2009: 97.826 tỷ đồng; năm 2010: 116.820 tỷ đồng; năm 2011: 144.541 tỷ đồng; năm 2012: 166.094 tỷ đồng. Như vậy, con số tiền tăng đều hàng năm nhưng phân tích về tình trạng chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) công lập hiện nay vẫn rất thấp.

TS.Nguyễn Trường Giang - đại diện Bộ Tài chính đưa ra hai lý do. Thứ nhất, đó là hạn chế của việc duy trì mức học phí thấp. Các đơn vị, không có đủ nguồn tài chính cần thiết để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và tái đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo.  Thứ hai, hạn chế của việc phân bổ NSNN bình quân. Cụ thể, hỗ trợ từ NSNN không gắn với kết quả số lượng, chất lượng học sinh đào tạo, hoạt động của các cơ sở đào tạo nên không tạo động lực cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo giữa các cơ sở GDĐH công lập.

Theo GS.Giang, thách thức lớn nhất hiện nay là trong điều kiện khung học phí chưa tăng nhưng mọi chi phí đào tạo đều tăng. TS.Nguyễn Trường Giang cũng thừa nhận việc duy trì mức học phí thấp chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cơ sở giáo dục ĐH “xé rào”, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định dẫn tới tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn thu.

GS.Nguyễn Văn Nam - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng nếu được tự chủ thực sự, trường sẽ “sống thoải mái”. Tuy nhiên, vấn đề là tự chủ thế nào? Tự chủ tài chính sẽ dẫn đến tự chủ trong đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học. Hiện các trường mới được tự chủ thu học phí, liệu các thứ khác có được thu hay không?

GS.Hoàng Văn Châu đề xuất, nếu Nhà nước không cấp chi phí thường xuyên trở lại cho trường thì phải giao cho trường cơ chế tự chủ. Cụ thể, được quyết định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, quyết định mức học phí cũng như các khoản thu khác theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học. Điều này cũng có nghĩa học phí phải bảo đảm bù đắp chi phí tiền lương và có tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất cho trường. Tuy nhiên, việc tự chủ phải đi liền với giám sát. GS.Phùng Xuân Nhạ - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng tự chủ và giám sát luôn đi liền với nhau và điều này rất quan trọng, nếu không thì việc tự chủ sẽ không đạt kết quả.

Lãnh đạo nhiều trường cho rằng tăng học phí để tăng chất lượng đào tạo nhưng theo GS.Nhạ, khi trường tuyên bố chất lượng thế nào thì sinh viên ra trường phải bảo đảm được các yêu cầu đó; phải đo, đếm cụ thể được thì việc tăng học phí gắn với chất lượng đào tạo mới thực sự là chủ trương đúng.

Họ đã nói...

 “Nên giao quyền tự chủ từng phần cho các trường dưới sự kiểm soát của Bộ GD-ĐT. Việc giao quyền tự chủ dựa theo nguyên tắc, các trường phải chịu trách nhiệm phần quyền được giao đến đâu, không được “xé rào.

GS.TS Ngô Thế Chi (Giám đốc Học viện Tài chính)

 “Vấn đề cần làm hiện nay là xây dựng những tiêu chí đào tạo chất lượng cao phù hợp với học phí để người học không bị thiệt thòi. Bộ sẽ tiếp thu ý kiến của các trường để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính. Bộ cũng sẽ xây dựng cơ chế cấp phát ngân sách cho các trường công lập một cách phù hợp”.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga

 “Để từng bước tính đủ học phí theo lộ trình thì ở giai đoạn 1, các cơ sở giáo dục đại học công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định. Giai đoạn 2, các cơ sở giáo dục đại học công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương, chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập”.

TS.Nguyễn Trường Giang (Bộ Tài chính)

Uyên Na

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.