Thứ trưởng Bộ Công an: Phòng chống ma túy phải quyết liệt, tích cực hơn

(PLVN) - Hôm qua (13/4),  Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 3 tháng thực hiện Kế hoạch 486/KH-BCA-C04 ngày 18/11/2020 của Bộ Công an tập trung giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy tại địa bàn TP HCM, tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia và các tỉnh trọng điểm phía Nam.
Hội nghị được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Hội nghị được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. 

Ma túy “đổ dồn về TP HCM”

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của tình hình tội phạm ma túy trên thế giới và khu vực làm cho tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tại Việt Nam vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại địa bàn TP HCM, tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia và các tỉnh trọng điểm phía Nam. Trong khi công tác phòng chống kiểm soát ma túy tại các địa bàn này vẫn còn nhiều hạn chế.

Ma tuý được vận chuyển theo 3 tuyến chính vào nội địa: Từ khu vực Tam Giác Vàng (Myanmar) qua biên giới Tây Nam vào các tỉnh phía Nam; từ Tam Giác Vàng qua Lào vào các tỉnh Bắc miền Trung, đưa đi phía Bắc và sau đó mang ngược vào TP HCM tiêu thụ; hoặc từ Campuchia vào các tỉnh Tây Nguyên...

"Sau khi đổ dồn về TP HCM, ma tuý được thay bao bì tiếng Campuchia nhằm tạo khan hiếm giả, đẩy giá. Từ đây, phần lớn ma tuý được vận chuyển bằng đường biển, bưu điện và hàng không đi nước thứ 3 tiêu thụ. Trong đó hàng không nổi lên tuyến đi các nước Đông Âu", Tướng Viện cho biết.

Thủ đoạn cất giấu của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt; ngụy trang ma túy trong bao bì, thực phẩm, trong ruột bình hình trụ bằng sắt, lốc máy ô tô cũ, cất giấu trong khối đá kích thước lớn. Mới đây phát hiện các đối tượng vận chuyển ma túy trên xe ô tô có treo logo giả danh đài truyền hình.

Đối tượng chủ mưu cầm đầu không trực tiếp giao nhận ma túy; triệt để lợi dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, sử dụng nhiều điện thoại di động, thường xuyên thay đổi sim, trao đổi bằng tín hiệu, tiếng lóng để điều hành các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Wechat... để liên lạc, trao đổi với nhau, gây khó khăn cho công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra xử lý. 

Công an 18 địa phương đã rà soát xác định được 106 tuyến trọng điểm và 169 địa bàn phức tạp, 2.000 đối tượng có nghi vấn hoạt động phạm tội về ma túy.

Sau 3 tháng triển khai thực hiện Kế hoạch số 486, lực lượng chức năng đã triệt phá 1.191 vụ (trong đó có 65 chuyên án), bắt 1.662 đối tượng. Vật chứng thu giữ gần 116.000 viên, hơn 590kg ma túy tổng hợp (MTTH), 100 bánh và 65kg heroin, 60kg cần sa, 5.000 cây cần sa, 3,4kg cocain, 1 lựu đạn, 8 súng, 147 viên đạn cùng nhiều vật chứng, tài liệu có liên quan. Truy bắt thành công 16 đối tượng truy nã về ma túy nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, trong đó có những đối tượng đã trốn truy nã 24 năm. Công an các địa phương đã đấu tranh triệt xoá 256 điểm, 11 tụ điểm phức tạp về ma tuý, bắt 432 đối tượng có liên quan.

Riêng C04 đã đấu tranh khám phá thành công 6 chuyên án, bắt 29 đối tượng; thu giữ 224kg cùng hơn 106.000 viên MTTH, 100 bánh heroin. 

Thượng tướng Lê Quý Vương.
Thượng tướng Lê Quý Vương. 

Phòng chống ma túy phải như chống Covid-19

Theo Bộ Công an, dự báo thời gian tới, tình hình tội phạm ma túy trong nước cũng như thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, không dừng ở phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà có tính toàn cầu, có sự móc nối xuyên quốc gia, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy được trang bị vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, bắt giữ. Đặc biệt, số người nghiện, người sử dụng ma túy tăng nhanh, đáng báo động là độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa. 

Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an là phải triệt phá được cả đường dây, ổ nhóm, nhất là phải bắt giữ bằng được số đối tượng chủ mưu, cầm đầu, không “đánh khúc giữa”; đồng thời, phải triệt phá ngay các đường dây, tụ điểm khi mới hình thành, làm cho các đối tượng “chùn bước, khiếp sợ, không dám mang ma túy vào Việt Nam”. 

Cùng với đó, tập trung giải quyết các điểm, tụ điểm mua bán và tổ chức, chứa chấp, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy phức tạp, gây bức xúc dư luận, nhất là tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như quán bar, karaoke, vũ trường, các khu chung cư, resort… Đấu tranh, ngăn chặn các đường dây, đối tượng tổ chức sản xuất ma túy tổng hợp trong nội địa, triệt phá các điểm trồng cây có chứa chất ma túy... 

Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, đánh giá cao những thành công mà các lực lượng, địa phương đã đạt được trong 3 tháng qua.  

“Các kết quả đạt được là rất đáng hoan nghênh. Trong đó, có nhiều vấn đề được Bộ đánh giá tốt như bắt 16 đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, trong đó có các đối tượng như phẫu thuật thẩm mỹ, làm giả CMND”, Tướng Vương nói.

Thời gian tới, Tướng Vương đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp cùng nhau, triển khai hiệu quả, gặt hái thêm những thành công trong việc phòng chống ma túy. "Một đồng chí Chủ tịch tỉnh nói với tôi rằng nếu như phòng chống ma túy mà như chống Covid-19 thì rất tốt, điều này cũng có một số ĐBQH nêu ý kiến. Tới đây, các cuộc đấu tranh phải làm quyết liệt, tích cực hơn", Tướng Vương khẳng định.

Báo cáo tham luận tại Hội nghị, Đại tá Hồ Văn Mười, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, khẳng định công tác phòng chống ma túy là việc làm vất vả, khó khăn, nguy hiểm hơn so với các lực lượng khác. Vì thế, phải tính toán đến công tác cán bộ để làm sao hợp tình, hợp lý.

“Khi tôi về công tác Đắk Nông, tôi rà soát cán bộ thì có đồng chí 27 năm làm phòng chống ma túy, 15 năm làm trưởng, phó phòng công tác ma túy. Các đồng chí tưởng tượng cái độ ì của cán bộ ấy đến mức nào, không còn gì mới, sáng tạo hơn nữa. Tôi quyết định chuyển công tác đồng chí đó và đưa một người trẻ, năng động về thay và thu được kết quả”, Đại tá Mười nói.

Bên cạnh đó, Đại tá Mười cho biết trong năm 2020, Công an tỉnh Đắk Nông bắt giam một công an và xử lý 4-5 cán bộ khác vì liên quan đến ma túy.

“Thực trạng cảnh sát dính đến ma túy ngay trong lực lượng của chúng ta là vấn đề rất đáng suy nghĩ. Vừa rồi chúng ta có thông tư của Bộ Công an về việc hướng dẫn xử lý cán bộ liên quan ma túy, nhưng tôi nghĩ chưa đủ mạnh, phải cương quyết hơn nữa. Chúng ta là lực lượng chống ma túy mà như thế là tắc trách”, ông Mười nhấn mạnh.

Đại tá Mười nói tiếp: “BGĐ sẽ kiểm tra đột xuất một số đơn vị, cán bộ nào dương tính sẽ tước quân tịch ngay. Chúng tôi đang làm và sẽ làm, nghe phản cảm nhưng cũng phải làm. Nếu ngay trong lực lượng chúng ta không làm được thì không thể nói phòng chống ma túy”.

Bên cạnh việc đề xuất giáo dục tội phạm ma túy trong trại giam, ông Mười còn đề xuất xây dựng thêm trung tâm cai nghiện nữ. Theo ông Mười, hiện Đắk Nông có một trung tâm cai nghiện nhưng chỉ nhận nam, không nhận nữ.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.