Tốn 600 tỷ, thêm “giấy phép con” cho các "bác tài"?

 Trong cuộc họp mới đây với Bộ Giao thông Vận tải, phía Bộ Công an vẫn “kiên trì” quan điểm cần thiết ban hành Phiếu kiểm soát lái xe. Trong khi, nhiều ý kiến đã cho rằng việc xuất hiện thêm “giấy phép con” cho cánh tài xế là không phù hợp, gây phiền hà…

Trong cuộc họp mới đây với Bộ Giao thông Vận tải, phía Bộ Công an vẫn “kiên trì” quan điểm cần thiết ban hành Phiếu kiểm soát lái xe. Trong khi, nhiều ý kiến đã cho rằng việc xuất hiện thêm “giấy phép con” cho cánh tài xế là không phù hợp, gây phiền hà…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chưa có quy định

Theo đề xuất, Phiếu kiểm soát lái xe sẽ do lực lượng công an cấp và có thời hạn là 3 năm. Khi phát hiện người lái xe vi phạm luật giao thông thì lực lượng CSGT sẽ ghi vào tờ phiếu này để xử lý và thu giữ tờ phiếu đó nộp cho phòng CSGT để theo dõi giáo dục. Nếu bị thu giữ hết 3 tờ phiếu ghi vi phạm luật giao thông trên Phiếu kiểm soát lái xe thì tài xế phải tới phòng CSGT (nơi cấp) để xem xét cấp Phiếu kiểm soát lái xe khác hoặc bị xử lý thu hồi có thời hạn hoặc không có thời hạn tùy theo tính chất mức độ vi phạm.

Một lãnh đạo Vụ Pháp chế - Bộ GTVT - cho biết, Bộ Công an mới đưa ra đề xuất như trên chứ chưa rõ áp dụng đề xuất này với riêng ô tô hay cả ô tô và xe máy. Theo vị lãnh đạo này, theo quy định pháp luật hiện hành về các loại giấy tờ bắt buộc người điều khiển phương tiện phải mang theo khi tham gia lưu thông trên đường thì không có loại giấy tờ này. Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định số 34/2010 và Nghị định 33/2011 (bổ sung Nghị định 34) của Chính phủ, tùy mức độ vi phạm, người lái xe có thể bị phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày, 60 ngày hoặc không thời hạn. “Các mức xử phạt trên là phù hợp, đủ sức răn đe để yêu cầu người tham gia giao thông chấp hành luật nên không cần thiết phải có phiếu kiểm soát lái xe” - vị này cho biết.

Tại văn bản gửi Vụ Pháp chế - Bộ GTVT - Tổng cục Đường bộ cũng cho rằng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ hiện hành chưa  quy định đối với “Phiếu kiểm soát lái xe”.

Với hơn 30 triệu giấy phép lái xe các loại hiện nay, nếu đề xuất của Bộ Công an được thông qua sẽ có trên 30 triệu phiếu kiểm soát lái xe được ban hành và gây lãng phí không nhỏ cho xã hội. Vị lãnh đạo Vụ Pháp chế nói trên cho biết, nếu ban hành phiếu kiểm soát lái xe sẽ phải sửa Luật Giao thông đường bộ và một loạt văn bản liên quan khác.

Thêm 600 tỉ đồng cho “giấy phép con”

Theo Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, đề xuất ban hành phiếu kiểm soát lái xe là gây tốn kém cho người dân và dễ trở thành một loại “giấy phép con” gây phiền phức cho người dân.

Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết trong quá khứ, Phiếu kiểm soát lái xe đã được ngành công an quy định, gây phiền hà cho người dân và dễ phát sinh tiêu cực. Vì vậy, đến năm 1991, loại phiếu này đã bị bãi bỏ. Năm 2000, ngành công an tiếp tục đề xuất với Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu về Phiếu kiểm soát lái xe nhưng sau đó cũng không được chấp thuận.

Để thay thế, ngành công an đã thực hiện việc ghi lỗi vi phạm trên giấy phép lái xe bằng hình thức bấm lỗ. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện (2003-2007), hình thức này cũng không được người dân đồng tình nên Nghị định 146/2007 đã bãi bỏ.

Thống kê cho thấy, xe máy gây ra khoảng 72% tổng số vụ tai nạn giao thông, do đó, nếu ban hành phiếu kiểm soát lái xe thì phải ban hành cho cả mô tô chứ không riêng gì ô tô. Hơn nữa, khi ban hành phiếu kiểm soát lái xe, phải có bộ phận quản lý, theo dõi và in.

Các chi phí này chắc chắn không thể lấy từ Ngân sách Nhà nước nên phải thu của dân. Theo tính toán của hiệp hội này, ví dụ tính mức thu là 20.000 đồng/phiếu (nguồn thu này chỉ đủ để in và chi phí cho bộ máy quản lý) thì người dân phải đóng khoảng 600 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, khi ban hành phiếu kiểm soát lái xe thì phải tăng thêm thủ tục, biên chế hành chính, gây rất nhiều phiền hà và tốn kém...

Việt Hưng

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.