Xu thế phát triển BĐS 2020

(PLVN) - Theo dự báo của giới chuyên gia, năm 2020 thị trường bất động sản (BĐS) sẽ tiếp tục phát triển bền vững, ít có biến động đột biến xảy ra ở quy mô lớn. Đặc biệt, dòng tiền đổ vào BĐS sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, thị trường đất nền, chung cư trong năm nay được dự báo sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất.
Dự báo đất nền, chung cư sẽ là lĩnh vực BĐS phát triển chủ đạo trong năm 2020
Dự báo đất nền, chung cư sẽ là lĩnh vực BĐS phát triển chủ đạo trong năm 2020

Dòng vốn vào bất động sản sẽ tích cực

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, dù mới đây Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra quy định sẽ siết chặt hơn nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn đối với lĩnh vực BĐS nhưng trong năm 2020 lĩnh vực này sẽ vẫn được đầu tư lớn, từ nhiều nguồn tài chính khác nhau, không chỉ từ ngân hàng.

Ông Lực cho rằng không phải tín dụng ngân hàng giảm với BĐS. Thực tế, theo số liệu 10 tháng năm 2019 cho thấy, vay kinh doanh BĐS vẫn tăng 5,5%, vay mua nhà, sửa nhà tăng 19,6%. Như vậy, lĩnh vực cho vay BĐS của hệ thống ngân hàng tăng trưởng khoảng 14,5%, cao hơn bình quân cho vay của hệ thống ngân hàng 10 tháng năm 2019 là khoảng 10%. “So sánh với khu vực, đây là tỷ lệ chấp nhận được”, ông Lực đánh giá.

Cũng theo chuyên gia này, ngoài vốn vay tín dụng, lĩnh vực BĐS còn huy động được nguồn tiền từ nhiều nguồn khác, trong đó có từ vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn trái phiếu doanh nghiệp (DN), vốn từ sàn chứng khoán… “11 tháng đầu năm 2019, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS đạt khoảng 4,8 tỷ USD, vốn trái phiếu DN đạt khoảng 237.000 tỷ đồng”, ông Lực nói và cho rằng đây là những dòng vốn quan trọng đầu tư vào BĐS trong năm 2019. “Có khoảng 60% vốn sẽ tiếp tục đến từ ngân hàng, 40% đến từ các dòng vốn khác. Xu thế này sẽ vẫn tiếp tục”, ông Lực dự báo dòng tiền đổ vào BĐS trong năm 2020.

Trong khi đó,  ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Landora Group cho rằng vốn ở trong dân đang rất nhiều, riêng tiền mặt, vàng và kiều hối là khoảng 16 tỷ USD. “Nếu đổ một phần trong số này sang BĐS thì sẽ là một nguồn lực rất lớn”, ông Hà đánh giá và cho rằng các DN đều muốn thu hút dòng vốn này, nhưng đang tắc nghẽn vì liên quan pháp lý. “Vướng mắc lớn nhất vẫn là thủ tục hành chính. Hiện thủ tục cho 1 dự án BĐS là khoảng 7 năm, nếu nhân với tỷ suất 5% một năm thì bị hao mòn rất nhiều về vốn. Vốn bị hao mòn sẽ tính vào giá BĐS, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng”, ông Hà đánh giá.

Lĩnh vực nào của BĐS sẽ phát triển mạnh?

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2020 thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển theo hướng ổn định cả về nguồn cung, số lượng giao dịch, giá cả. Các lĩnh vực của BĐS như shop house, chung cư, văn phòng, đất nền, căn hộ nghĩ dưỡng (condotel), BĐS công nghiệp đều cùng phát triển. 

Tuy nhiên, do hiện nay các dự án BĐS đang vướng mắc trong thủ tục cấp phép các dự án mới nên các nhà đầu tư trong năm 2020 nhiều khả năng sẽ quan tâm đầu tư vào lĩnh vực đất nền. “Khi việc cấp phép cho dự án mới gặp khó khăn thì nhà đầu tư sẽ tìm đến đất nền đợi khi điều kiện thuận lợi sẽ xây dựng các dự án”, đại diện Bộ Xây dựng cho biết.

Bộ Xây dựng dự báo, năm 2020 có thể xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới, nơi sẽ được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Ngoài ra, khả năng sẽ xảy ra tình trạng sốt nóng cục bộ tại các dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cho rằng, khi khu vực trung tâm của những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM đã gần như hết quỹ đất thì từ năm 2020 khu vực vùng ven được dự báo sẽ tăng trưởng ấn tượng, có thể lên gấp đôi. Đồng tình quan điểm này, bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc thị trường Hà Nội của JLL Việt Nam cho rằng, sự phát triển vùng ven là sự phát triển tự nhiên, khi nội đô đã quá chật chội, quỹ đất hạn chế, giá cao, các nhà đầu tư muốn tìm các giải pháp với giá cả hợp lý hơn. 

Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số trẻ, gặp khó khăn nhất định trong việc mua một căn nhà nội đô. Do đó, phát triển ra ven đô là tự nhiên. Đây là diễn biến tất yếu của thị trường. 

Condotel vẫn thu hút dòng tiền trong năm 2020

Theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa, condotel là thế mạnh kinh tế của Việt Nam, không chỉ riêng lĩnh vực BĐS. Đây là nơi chi phí đầu tư thấp hơn khu đô thị nhưng tốc độ tăng giá sẽ nhanh hơn. Condotel là tiềm năng cuối cùng của BĐS Việt Nam nên dù hiện tại có những trục trặc về pháp lý nhưng các nhà đầu tư lớn sẽ tiếp tục chọn kênh này. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, condotel là khu trải nghiệm, nếu liên kết được nhiều đối tượng đến trải nghiệm thì lĩnh vực này sẽ thành công.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.