Vì sao người dân vẫn nặng "ác cảm" với nhà tái định cư?

(PLO) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 166 tòa nhà tái định cư với khoảng 14.000 căn hộ đã hoàn thành; trong đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội trực tiếp quản lý 108 tòa; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội quản lý 18 tòa; các chủ đầu tư khác quản lý 18 tòa nhà; tự quản 27 tòa. 
Khu tái định cư Nam Trung Yên. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Khu tái định cư Nam Trung Yên. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Công tác đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố Hà Nội chú trọng ưu tiên nhằm đảm bảo quyền lợi, tránh thiệt thòi cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế-xã hội. 

Nhưng thực tế cho thấy, nhiều người dân không “mặn mà,” thậm chí bức xúc với nhà tái định cư khi cả cơ quan quản lý, các cấp chính quyền cũng phải thừa nhận, chất lượng nhà tái định cư vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt công tác quản lý, vận hành và sử dụng còn nhiều tồn tại, bất cập. 

Đáng chú ý, qua các đợt giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã kết luận, chỉ rõ nhiều vấn đề tồn tại trong rất nhiều năm nhưng chậm được khắc phục như việc chậm thành lập Ban Quản trị tòa nhà, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sử dụng quỹ nhà trái quy định, không đảm bảo sửa chữa, bảo trì thường xuyên, hay những vi phạm trong thu tiền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 (phần diện tích thuộc sở hữu riêng của Nhà nước, nguồn thu phải nộp vào ngân sách)... 

Cũng theo đánh giá của các Đoàn giám sát Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, một số đơn vị quản lý chưa làm hết trách nhiệm và thường “đổ lỗi” bởi vướng cơ chế chính sách, ý thức chấp hành của người dân, thiếu kinh phí để duy tu, bảo trì… 

Điều này đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống, thậm chí tính mạng của người dân tại một số khu nhà tái định cư đang bị xuống cấp không được đảm bảo, mất an toàn. 

Năm 2017, để tăng cường nhiệm vụ quản lý, hạn chế, khắc phục những tồn tại, yếu kém, từng bước nâng cao chất lượng của công tác quản lý, vận hành nhà chung cư tái định cư hiện đang khai thác, sử dụng trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành chức năng và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các giải pháp chỉ đạo, báo cáo thành phố trước ngày 20/1/2017. 

Sở Xây dựng chủ trì cùng các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố tổ chức rà soát toàn bộ các tòa nhà chung cư cao tầng tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng ngân sách và phân ra thành các nhóm. 

Trên cơ sở phân loại, nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý, vận hành phù hợp với từng nhóm theo hướng chuyển giao quyền quản lý diện tích công cộng dịch vụ của tòa nhà (trừ các diện tích thuộc sở hữu Nhà nước) để các chủ sở hữu tự khai thác, hỗ trợ trang trải cho chi phí vận hành; Nhà nước (các công ty quản lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước) không trực tiếp quản lý, vận hành tòa nhà (trừ khi được Ban quản trị tòa nhà thuê theo Hợp đồng dân sự); xem xét các giải pháp bố trí diện tích sinh hoạt cộng đồng; bàn giao hồ sơ hoàn công làm cơ sở để Ban quản trị tòa nhà tổ chức quản lý, vận hành...

Bên cạnh đó, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc chậm thành lập Ban quản trị nhà chung cư; đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thành lập các Ban quản trị nhà chung cư; Nghiên cứu, đề xuất biện pháp xác định rõ ràng, cụ thể vai trò, trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ bảo trì của Ban quản trị nhà chung cư, đảm bảo việc sử dụng quỹ đúng mục đích, không thất thoát, tránh khiếu kiện... 

Đối với những tồn tại liên quan đến quỹ bảo trì, các đơn vị chức năng nghiên cứu, đề xuất chính sách ngân sách thành phố hỗ trợ 1 lần quỹ bảo trì cho các chủ sở hữu căn hộ (đầu mối là Ban quản trị nhà chung cư) đối với nhà chung cư không có quỹ bảo trì xây dựng trước khi Nhà nước có quy định về thu phí bảo trì; quy định về mức hỗ trợ, dự toán tổng số tiền hỗ trợ; quy định về quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ... để làm căn cứ bàn giao cho các hộ dân tự quản lý, vận hành, bảo trì tòa nhà.

Tổ chức kiểm tra cụ thể các tòa nhà chưa có diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng; rà soát các diện tích công cộng, dịch vụ để bố trí diện tích nhà đất làm nhà sinh hoạt cộng đồng (có thể bố trí vào diện tích phụ, diện tích tại các tòa nhà liền kề nếu không còn diện tích công cộng, dịch vụ). 

Cũng theo chỉ đạo của thành phố, Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Xây dựng nghiên cứu rà soát, xây dựng giá dịch vụ quản lý nhà chung cư để làm căn cứ để thu phí và để ngân sách thành phố hỗ trợ một phần cho việc quản lý, vận hành trong thời gian tòa nhà chưa thành lập được Ban quản trị nhà chung cư; đề xuất việc tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành thay cho việc chỉ định đơn vị quản lý, vận hành hiện nay. 

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, rà soát các trường hợp được mua nhà, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân tại 173 tòa nhà xong trước ngày 31/3/2017./. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.