Hà Nội: Mạnh tay với những dự án chậm trễ

(PLO) - Với các dự án mà thời điểm quyết định thu hồi đất thuộc đối tượng phải giao đất dịch vụ cho người dân, nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng mặt bằng, chưa phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, thành phố sẽ xem xét loại bỏ khỏi danh mục các dự án được giao đất dịch vụ.
Những dự án chậm trễ sẽ bị loại bỏ. (Ảnh minh họa)
Những dự án chậm trễ sẽ bị loại bỏ. (Ảnh minh họa)

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch giao đất dịch vụ cho các hộ dân.

Nhận diện nguyên nhân

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mặc dù đã cơ bản hoàn thành khâu khó nhất là quy hoạch, bố trí quỹ đất dịch vụ nhưng đến thời điểm này toàn thành phố mới thực hiện giao đất dịch vụ cho 26.035 hộ dân, đạt khoảng 34% so với kế hoạch.

Hiện vẫn còn 51.044 hộ có tiêu chuẩn nhưng chưa được giao đất. Một số huyện như Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Mê Linh, Ứng Hòa... có quỹ đất hoàn thành giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhưng kết quả giao đất dịch vụ cho người dân rất thấp, hoặc chưa tổ chức giao đất dịch vụ.

Lãnh đạo một số quận lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giao đất dịch vụ cho dân là do một số hộ dân chưa nộp tiền suất đầu tư hạ tầng, một số hộ đã được ấn định ghép lô nhưng chưa làm hồ sơ để được xét duyệt, một số hộ có đơn thư không thống nhất ghép… Ngoài ra, một số khu đất dịch vụ mặc dù đã đầu tư xong hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch khu đất dịch vụ, nhưng không có lối đi do dự án giao thông liền kề chưa thực hiện. 

Trong khi đó, UBND TP Hà Nội lại cho rằng, kết quả giao đất dịch vụ đạt thấp là do một số quận, huyện chưa chủ động chỉ đạo quyết liệt đối với công tác giao đất dịch vụ, chưa xác định công tác giao đất dịch vụ, đất ở là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị mình; chưa phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong việc thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai. 

Bên cạnh đó, đối với các khu đất dịch vụ đã có quyết định giao đất, tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ còn chậm, đến nay chưa có quỹ đất dịch vụ đủ điều kiện để giao cho các hộ…

Những chỉ đạo cương quyết

Với quyết tâm hoàn thành giao đất dịch vụ cho các hộ dân, từ năm 2015, UBND TP Hà Nội đã thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các quận, huyện trong quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổ chức giao đất đến hộ dân... UBND thành phố cũng chỉ đạo thanh tra trách nhiệm công vụ đối với những địa phương thực hiện không nghiêm túc, để tồn đọng, kéo dài, chậm tiến độ. 

Khắc phục những bất cập trên, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh cương quyết:  Đối với các dự án mà thời điểm quyết định thu hồi đất có đối tượng giao đất dịch vụ, nhưng đến nay giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thành phố xem xét loại bỏ khỏi danh mục các dự án được giao đất dịch vụ; khi GPMB UBND huyện phê duyệt phương án theo chính sách quy định tại Luật Đất đai 2013...

Trường hợp các quận, huyện còn thiếu quỹ đất dịch vụ cần rà soát quỹ đất đấu giá, quỹ đất tái định cư còn lại, quỹ đất thương phẩm; các dự án sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai và các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư (phù hợp quy hoạch) đề xuất địa điểm để ưu tiên bố trí cho nhu cầu đất dịch vụ. 

Với các dự án mà thời điểm quyết định thu hồi đất thuộc đối tượng phải giao đất dịch vụ cho người dân, nhưng đến nay dự án vẫn chưa triển khai thực hiện GPMB, chưa phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, thành phố xem xét loại bỏ khỏi danh mục các dự án được giao đất dịch vụ. 

Ông Khanh cũng đồng thời yêu cầu các sở, ngành rà soát và rút ngắn quy trình thủ tục liên quan đến công tác giao đất dịch vụ. Với những đơn vị còn thiếu quỹ đất dịch vụ, trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới, UBND cấp huyện cần khẩn trương rà soát, đề xuất vị trí đất dịch vụ, thống nhất với Sở Quy hoạch - Kiến trúc báo cáo UBND thành phố chấp thuận và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.