Thí điểm dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3

 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang xây dựng chương trình tiếng Anh tiểu học áp dụng cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. Đây là một phần trong kế hoạch dạy và học ngoại ngữ chương trình 10 năm. Theo đó, bắt đầu từ năm học 2010-2011, ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3. Nhiều địa phương ủng hộ chủ trương này song lại “kêu trời” vì khó mà thực hiện nổi...

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang xây dựng chương trình tiếng Anh tiểu học áp dụng cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. Đây là một phần trong kế hoạch dạy và học ngoại ngữ chương trình 10 năm.

Theo đó, bắt đầu từ năm học 2010-2011, ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3. Nhiều địa phương ủng hộ chủ trương này song lại “kêu trời” vì khó mà thực hiện nổi.

Thiếu giáo viên đủ trình độ là nỗi ám ảnh của các địa phương thí điểm dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3. Ảnh minh họa: Trung Kiên
Thiếu giáo viên đủ trình độ là nỗi ám ảnh của các địa phương thí điểm dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3. Ảnh minh họa: Trung Kiên

Trong khi nhiều gia đình ở các tỉnh, thành phố lớn “đổ xô” cho con đi học tiếng Anh từ khi trẻ còn ở độ tuổi mẫu giáo thì việc dạy tiếng Anh trong các nhà trường vẫn đang trong quá trình... dò dẫm. Sở dĩ nói vậy vì hiện nay ở nhiều trường tiểu học trên cả nước, việc dạy tiếng Anh vẫn chưa được triển khai.

“Ở Sóc Trăng, việc dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học từ lớp 3 trở lên mới chỉ triển khai được ở 52 trong tổng số 298 trường tiểu học của tỉnh. Đây là những trường đã đạt Chuẩn quốc gia nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy ngoại ngữ vẫn rất... tạm bợ, phòng học tiếng Anh chỉ có đài và băng cát-sét.

Những trường còn lại khó mà triển khai được việc dạy tiếng Anh vì không có giáo viên ngoại ngữ” - ông Lý Tài Thế, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Sóc Trăng cho biết.

Thiếu giáo viên tiếng Anh ở tiểu học là vấn đề mà nhiều địa phương hiện đang phải đối mặt. Theo thống kê, để có thể thực hiện việc dạy ngoại ngữ, Cần Thơ đang thiếu 50 giáo viên. Hiện tại, việc dạy ngoại ngữ mới chỉ được tiến hành ở những trường dạy 2 buổi/ngày (khoảng 50% số học sinh tiểu học của tỉnh).

Những trường này phải sử dụng giáo viên tiếng Anh ở THCS để “lấp chỗ trống” vì chưa có giáo viên tiếng Anh tiểu học được đào tạo bài bản, chủ yếu là “vay mượn” từ cấp trên xuống dạy cấp dưới hoặc do giáo viên có trình độ cử nhân dạy.

Sử dụng giáo viên ngoại ngữ trống tiết ở THCS dạy ở tiểu học cũng là giải pháp tình thế mà Cà Mau thực hiện. Ông Vương Hồng Hào - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Cà Mau - phân tích: Trong số 262 trường tiểu học, mới có 44 trường với 405 lớp từ lớp 3 đến lớp 5 đang dạy tiếng Anh.

Dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học đang là vấn đề rất bức xúc với Cà Mau vì dù muốn nhưng “lực bất tòng tâm”. Ngay ở TP.Cà Mau cũng chỉ có 10/32 trường tiểu học tổ chức dạy tiếng Anh. Một số trường đã dạy môn học này vài năm nay thì tổ ngoại ngữ cũng có từ 4-5 giáo viên (Trường Tiểu học Nguyễn Tạo, Hùng Vương...).

Như vậy, để có thể dạy phủ kín ngoại ngữ trong tất cả các trường thì chắc... còn lâu. Sở dĩ vậy vì các môn học khác có thể dạy thay hoặc sử dụng giáo viên kiêm nhiệm, còn ngoại ngữ và tin học thì không thể áp dụng cách làm này. Năm học tới, Cà Mau dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 10% số trường tổ chức dạy ngoại ngữ nhưng vẫn phải sử dụng giải pháp tình thế như hiện nay một số điểm trường đang làm: “mượn” giáo viên THCS xuống dạy tiểu học.

“Ở Điện Biên, việc dạy tiếng Anh cũng chỉ triển khai ở các trường thuộc thành phố Điện Biên Phủ, thị xã, thị trấn vì số giáo viên tiếng Anh hiện tại chỉ đáp ứng được việc giảng dạy ở 50 trường. Đấy là chưa kể đến việc toàn tỉnh có tới 88,6% học sinh tiểu học là người dân tộc (chủ yếu là người Thái, người Mông), vượt qua được “rào cản” ngôn ngữ để học trò hiểu được tiếng Việt cũng đã khó rồi” - ông Đào Thái Lai, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cho biết.
Để khắc phục khó khăn về tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên phục vụ cho việc dạy ngoại ngữ từ lớp 3, một số tỉnh như Cà Mau, Điện Biên... đã lên kế hoạch “đặt hàng” các trường Cao đẳng Sư phạm địa phương đào tạo giáo viên tiếng Anh cho tiểu học.

Nhưng theo lộ trình cũng phải 3 năm sau mới có “lứa” giáo viên được đào tạo bài bản đầu tiên tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc các địa phương sẽ phải tiếp tục đối mặt với khó khăn trong việc triển khai này trong thời gian... chờ đợi và học sinh là đối tượng thiệt thòi khi không được tiếp cận với công cụ giao tiếp của thời đại.

- Trước mắt, đề án sẽ triển khai thí điểm với khoảng 20% học sinh, sau đó mở rộng quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015-2016 và 100% vào năm học 2018-2019.

- Thời lượng tiếng Anh ở tiểu học (lớp 3, 4, 5): 4 tiết/tuần. Tổng số tiết của 3 năm học là 420 tiết. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, trình độ ngoại ngữ của học sinh đạt bậc 1 của Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, hay là A1 của Khung tham chiếu chung của châu Âu.

Uyên Na

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.