Tháp truyền hình Nam Định đổ, VTC phải bồi thường?

Nếu kết luận cuối cùng khẳng định tháp truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định đổ do không đạt tiêu chuẩn quốc gia, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) có nguy cơ phải bồi thường. Vấn đề đặt ra là cần xác định trách nhiệm ở đây là trách nhiệm gì? Trách nhiệm giữa ai với ai?

Nếu kết luận cuối cùng khẳng định tháp truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định đổ do không đạt tiêu chuẩn quốc gia, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) có nguy cơ phải bồi thường. Vấn đề đặt ra là cần xác định trách nhiệm ở đây là trách nhiệm gì? Trách nhiệm giữa ai với ai? 

bb
Tiêu chuẩn thiết kế, tháp phải chịu được sức gió cấp 15 thì mới đảm bảo đúng quy định
Chỉ các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm?
Sau khi sự cố xảy ra, ông Trần Anh Tú, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định cho biết, chủ tịch UBND tỉnh chưa chỉ đạo gì về việc “truy” nguyên nhân tháp truyền hình ở tỉnh này vừa bị đổ do bão. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình Nam Định do Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng (Bộ Xây dựng) lập tháng 4/2004, tải trọng gió của công trình tháp truyền hình Nam Định được tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng và tác động. 
Theo đó, tại TP. Nam Định tháp truyền hình phải thiết kế với cấp gió vùng IV-B, có Wo = 155 daN/m2. Nếu tính theo tốc độ gió thì tháp truyền hình Nam Định với chiều cao 180 m muốn đạt chuẩn phải chịu được áp lực gió gần 48,9 m/giây (trên 181 km/giờ) - tương đương cấp 15. 
Nhưng khó hiểu là trong bản hợp đồng mua bán tháp do ông Trần Anh Tú ký với bên bán VTC thì “tháp được thiết kế chịu tốc độ gió 120 km/giờ”, nghĩa là không đạt tiêu chuẩn quốc gia. 
Thông tin mà Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương ghi nhận thực tế tại Nam Định trong trận bão số 8 vừa rồi gió chỉ cấp 12 (32,7 - 36,9 m/giây) nhưng tháp đã đổ. Trả lời thắc mắc về việc ký hợp đồng mua tháp truyền hình không đạt tiêu chuẩn quốc gia, ông Tú nói ông chỉ phụ trách nội dung, phần kỹ thuật do một phó giám đốc quản lý nên đến giờ chưa được rõ. 
Ông Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), khẳng định tháp truyền hình Nam Định được thiết kế không đạt tiêu chuẩn quốc gia về khả năng chống chịu với gió bão. Theo ông Dung, tháp truyền hình là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Luật Thương mại quy định người sản xuất, nhập khẩu, phân phối các mặt hàng này phải bảo đảm hàng hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn. “Khi bán tháp truyền hình cho Nam Định, VTC phải hiểu rằng hàng hóa mình bán có đáp ứng đầy đủ các quy định hay không. Người đi ăn phở bị đau bụng thì phải xử người bán phở chứ sao có thể xem xét trách nhiệm của người ăn phở. Cứ nhắm vào truy xét trách nhiệm của lãnh đạo Đài Nam Định là chưa thỏa đáng” - ông Dung phân tích.
 Ông Dung cho biết thêm theo phân cấp quản lý, việc này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Nam Định. Ông Dung cho rằng đây là hợp đồng kinh tế, sự cố không gây thiệt hại về người nên hai bên có thể tự giải quyết với nhau” . 
“Về mặt pháp lý, ai làm sai người ấy phải bồi thường. Nếu VTC bán hàng không đạt chuẩn quốc gia là nguyên nhân chính dẫn tới tháp truyền hình gãy đổ, gây thiệt hại cho tỉnh Nam Định thì đương nhiên họ phải bỏ tiền ra khôi phục, xây dựng tháp mới. Trong trường hợp VTC không đồng ý thì Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định có thể đưa họ ra tòa” - ông Dung phân tích. 
Nhiều chuyên gia xây dựng cho biết nếu tháp được thiết kế chỉ chịu được sức gió 120 km/giờ thì sẽ giảm được nhiều chi phí. Được biết, tháp truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định hoàn thành vào tháng 6/2010 và đã hết hạn bảo hành. Còn việc tiêu chuẩn kỹ thuật của tháp có phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hay không, ông Tú cho biết sẽ xem lại, bởi thời điểm mua thiết bị, năm 2006, người phụ trách đấu thầu mua sắm thiết bị là một Phó giám đốc kỹ thuật của đài, nay đã nghỉ hưu. 
Trách nhiệm quản lý Nhà nước và bồi thường dân sự
Được biết, thành phần nghiệm thu đã ký tên gồm chủ đầu tư, tổ giám sát của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế: Công ty CP Tư vấn đầu tư và Phát triển công nghệ AIC, tư vấn giám sát; Công ty TNHH MTV Kiểm định an toàn và tư vấn xây dựng, nhà thầu xây dựng: Công ty TNHH Nhà nước MTV công trình Viettel. Như vậy, có thể thấy rất nhiều tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc tháp ăng-ten bị sụp đổ. 
Về vấn đề này, ông Kiều Anh Vũ, chuyên viên VPLS Lê Nguyễn, TP.HCM nêu ý kiến: Nếu đúng như thông tin báo chí phản ánh, nguyên nhân sập tháp truyền hình Nam Định là do không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn chứ không phải hoàn toàn do yếu tố khách quan là do bão thì tất nhiên việc xem xét trách nhiệm về những thiệt hại đã xảy ra lần cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định ở trách nhiệm ở đây là trách nhiệm gì? Trách nhiệm giữa ai với ai? 
Ông Vũ cho rằng, xét ở góc độ quản lý Nhà nước thì đó là trách nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân mà cụ thể là trách nhiệm của cơ quan, đơn vị Nhà nước trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư, xây dựng công trình không hiệu quả, kém chất lượng, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc về Đài Phát thanh truyền hình Nam Định. Vấn đề này cũng đã được đặt ra tại diễn đàn Quốc hội. Về việc xem xét trách nhiệm dân sự, tôi cho rằng Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định là người bị thiệt hại và để xem xét ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần phải xem xét hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên liên quan với Đài Phát thanh – Truyền hình Nam Định; cần xác định ai có lỗi dẫn đến thiệt hại. Tuy vậy, nếu Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định hoàn toàn có lỗi dẫn đến thiệt hại thì chính họ phải chịu thiệt hại và trách nhiệm, không thể yêu cầu đơn vị nào khác bồi thường được . 
Theo thông tin báo phản ánh, Hợp đồng mua bán với Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), có điều khoản là “tháp được thiết kế chịu được tốc độ gió 120 km/giờ”. Nhưng thực tế gió bão mới giật đến cấp 11 - 12 đã làm tháp đổ sập thì chứng tỏ chất lượng tháp có vấn đề, tháp không đáp ứng được điều kiện hai bên đã thỏa thuận.
Theo khoản khoản 2 Điều 430 Bộ luật Dân sự quy định về chất lượng của vật mua bán thì “trong trường hợp chất lượng của vật đã được công bố hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật được xác định theo tiêu chuẩn đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.  
Như vậy, Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định cần căn cứ vào Hợp đồng mua bán để xem xét trách nhiệm bồi thường của Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC). Tuy nhiên, cũng cần xem xét tính hiệu lực của Hợp đồng mua bán giữa hai bên, thỏa thuận cụ thể của hai bên về chất lượng, điều kiện của tháp như thế nào; có điều khoản nào xác định trách nhiệm của VTC sau khi đã bàn giao, nghiệm thu, hết thời hạn bảo hành hay chưa(!?)
Trần Tố - Hoàng Trâm 

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...