Từ khóa: #sâm Fansipan

Công nghệ của doanh nghiệp biến nông sản Việt thành "linh hồn” của đồ uống dinh dưỡng

Sản phẩm đồ uống bổ dưỡng của Công ty TNHH Long Hải
(PLVN) - Sau những thành công từ các sản phẩm Thạch rau câu sản xuất từ nguyên liệu rong biển, Công ty TNHH Long Hải đã ra nhập thị trường đồ uống không cồn với các sản phẩm cũng được sản xuất từ nguyên liệu rong biển, kết hợp với các nông sản có nguồn gốc Việt Nam như củ sâm Fansipan và quả Lạc tiên (chanh leo). Để sản xuất và đưa các sản phẩm mới vào thị trường đồ uống, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một nhà máy sản xuất mới tại Hải Dương với dây chuyền, máy móc hiện đại có mức đầu tư lên đến 10 triệu USD.

Long Hải nâng tầm giá trị nông sản Việt

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) - một trong những nguyên liệu của Thạch rau câu Long Hải.
(PLVN) - Thấu hiểu được nỗi trăn trở của người nông dân Việt khi các sản phẩm nông nghiệp làm ra luôn trong tình trạng không ổn định về giá cả, năng suất. Công ty TNHH Long Hải đã dày công nghiên cứu, sáng tạo cho ra đời các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, bổ dưỡng cho sức khoẻ nhằm tháo gỡ bài toán nông sản cho bà con, thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển, ổn định.

Sâm Fansipan - Thứ củ “lạ”, rẻ như khoai lang nhưng giúp người dân đổi đời

Anh Lý A Lông đã trồng sâm Fansipan gần chục năm
(PLVN) - Cứ ngỡ rằng sâm Fansipan (sâm đất Hoàng Sin Cô) chỉ là một loại củ rừng để bà con vùng cao Tây Bắc “ăn tạm” giải nhiệt, giải rượu, nhưng từ một sản phẩm nông nghiệp được người dân Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trồng lẻ tẻ, phục vụ cho nhu cầu của gia đình, ngày nay, sâm Fansipan đã trở thành hàng hoá chính giúp bà con vùng cao nơi đây giảm nghèo, tạo được nhiều dấu ấn thu hút các khách du lịch khi đến với Y Tý.

Sâm Fansipan – củ rừng đang trở thành đặc sản cho người dân Y Tý.

Bà con vùng cao thu hoạch sâm Fansipan
(PLVN) - Sâm Fansipan hay còn gọi là sâm đất Hoàng Sin Cô vốn là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, nhưng chỉ có ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với đặc điểm là vùng núi cao, đất tơi xốp, thoát nước và có khí hậu lạnh mới có thể trồng chất lượng và cho hiệu quả cao đối với loại sâm này. Từ một nông sản được bà con nơi đây trồng để ăn giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao, sâm Fansipan dần được nhiều người biết đến và mang bán đi khắp nơi, góp phần vào việc tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho bà con vùng núi cao Tây Bắc.

Sâm Fansipan – sản phẩm nông sản nổi tiếng của Lào Cai

Cây sâm Fansipan ở Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai
(PLVN) - Sâm Fansipan hay còn gọi là sâm đất Hoàng Sin Cô, địa tàng thiên là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Loại củ này chỉ sinh trưởng ở những nơi có khí hậu lạnh với độ cao gần 2.000m so với mực nước biển và được trồng chủ yếu nhiều ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhìn thoáng qua củ sâm này như củ khoai lang nó lại có tác dụng nhuận tràng, mát gan, bổ sung nước thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, giảm cân, giải rượu nay đã được chế biến và trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp đồ uống bổ dưỡng.

Những gia đình gắn bó với biển và cây rong biển

Thu hoạch rong biển (ảnh VnXpress)
(PLVN) - Nghề khai thác và nuôi trồng rong biển ở Việt Nam được đánh giá là triển vọng kinh tế rất lớn, đem lại nguồn thu nhập khá và góp phần lớn vào việc làm thay đổi cuộc sống của người dân. Nhận thức được tiềm năng lớn đó từ rong biển, dù gặp bao khó khăn, vất vả nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết tâm bám trụ với cây rong biển từ đời này sang đời khác.