"Nóng" việc "gỡ nút thắt" trong lĩnh vực đất đai

Giá đất, thu hồi đất, quy hoạch…là những vấn đề "nóng" nhất hôm qua (19/11) khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai sửa đổi. Đại biểu Quốc hội cho rằng nếu dự luật gỡ cho được những nút thắt trong các vấn đề nêu trên thì không những tránh lãng phí, thất thoát trong quản lý đất đai mà còn làm giảm khiếu nại, đảm bảo cuộc sống cho người dân những nơi có đất bị thu hồi.

Giá đất, thu hồi đất, quy hoạch… là những vấn đề "nóng" nhất hôm qua (19/11) khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai sửa đổi. Đại biểu Quốc hội cho rằng nếu dự luật gỡ cho được những nút thắt trong các vấn đề nêu trên thì không những tránh lãng phí, thất thoát trong quản lý đất đai mà còn làm giảm khiếu nại, đảm bảo cuộc sống cho người dân những nơi có đất bị thu hồi.

Quy hoạch: đưa xã ra ngoài vì không đủ năng lực?

Quy hoạch sử dụng đất luôn được coi là “mắt xích” rất quan trọng. Theo dự thảo luật, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm ba cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện. ĐB Danh Út (Kiên Giang) đặt câu hỏi: “Tại sao chỉ có ba cấp quy hoạch mà không có cấp xã, trong khi đó là cấp cơ sở, quản lý trực tiếp đất đai”. Đề nghị giữ quy hoạch cấp xã như Luật Đất đai hiện hành, ĐB Út nói thêm, “nếu quy hoạch chỉ có ở ba cấp sẽ dẫn đến nhiều quy hoạch treo, cản trở sự phát triển gây ra sử dụng đất đai không hợp lý”.

Đại biểu Danh Út (Kiên Giang)
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang)

Tuy nhiên, ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) lại đồng tình với dự luật nhưng ông đề nghị bổ sung quy định về việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của người dân bao gồm cả người dân có đất và chủ đầu tư trong quá trình xây dựng quy hoạch cả ở 3 cấp để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quy hoạch ngay trong quá trình xây dựng.

Các đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai), Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ)… cũng phát biểu đồng ý với quy hoạch 3 cấp, với lý do là đa số cấp xã không đủ năng lực làm quy hoạch, công việc này thời gian qua mang tính hình thức, hiệu quả không cao. Có chăng, chỉ nên quy định cấp xã tham gia trong vai trò giám sát.

Thu hồi không bồi hoàn: phải cân nhắc

Ví von việc thu hồi đất vừa qua giống như “một hình thức kỷ luật đối với người sử dụng đất trong khi họ không vi phạm”, ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai) cho rằng để đảm bảo quyền bình đẳng của người bị thu hồi đất và người có quyền về giao đất, nên áp dụng cơ chế thu hồi bằng cơ chế trưng mua và trưng dụng. “Đối với dự án về kinh tế quy mô nhỏ và vừa thì nên áp dụng cơ chế thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp, khi nhà nước trưng mua, trưng dụng để xây dựng các công trình công cộng thì nên bồi thường thỏa đáng tránh thiệt thòi cho người dân.”

ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng) nhận xét, dự thảo luật không khác nhiều so với luật hiện hành về cơ chế thu hồi đất, tuy nhiên, đối với trường hợp thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội, theo ĐB Nam, nên áp dụng cơ chế nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất với thẩm quyền của nhà nước như Hiến pháp đã quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) phát biểu tại Hội trường
Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) phát biểu tại Hội trường

ĐB Mai Hữu Tín (Bình Dương) không tán thành quy định về thu hồi đất và không trả lại chi phí đã bỏ ra với đất. Theo ĐB này “nếu điều luật này được thông qua và có hiệu lực, hàng ngàn dự án trên cả nước đã bị buộc phải thu hồi đất và không được bồi hoàn gì”.  ĐB Tín đề nghị Ban soạn thảo luật đưa ra một giải pháp hợp lý hơn.

Tán thành, ĐB Lê Thị Công (Bà Rịa – Vũng Tàu) ủng hộ phải thu hồi đất đối với trường hợp đã được giao, cho thuê mà chậm hoặc không triển khai và người bị thu hồi đất không được trả lại tiền sử dụng đất đã nộp, không được thanh toán giá trị đầu tư vào đất còn lại giá trị tài sản gắn liền với đất là “thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật,” nhưng ĐB này đề nghị “cần cân nhắc vì có trường hợp người sử dụng đất chậm đưa vào sử dụng là có lý do khách quan bất khả kháng”.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) và nhiều ĐB khác đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của người dân nơi bị thu hồi đất và không bằng lòng với quy định của dự thảo luật. ĐB đề nghị phải giải quyết cho được vấn đề này để đừng biến người nông dân thành bần cùng hóa.

Quy định sát “giá thị trường” là mơ hồ

Trên nguyên tắc giá đất phải hài hòa các lợi ích 3 bên: nhà nước, nhà đầu tư và người dân, nên nhiều ĐBQH đồng tình với phương án 1 về xác định giá đất được nhiều ý kiến ủng hộ. Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành khung giá, UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất cụ thể trên địa bàn, có hiệu lực 5 năm; khi giá trên thị trường biến động từ 20% trở lên, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét điều chỉnh bảng giá…

ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng để ổn định về giá đất, hạn chế khiếu kiện của người dân nên chọn phương án Chính phủ quy định khung giá đất, UBND cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất để áp dụng cho tất cả các mục đích, không công bố bảng giá đất hàng năm nhưng điều chỉnh khi giá đất trên thị trường có sự biến động lớn.

Chỉ ra nguyên nhân chủ yếu khiến hơn 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai là vấn đề bất cập về giá đất, nhất là từ “sự mơ hồ của phạm trù sát giá thị trường”, ĐB Lê Trọng Sang (TP.Hồ Chí Minh) vẫn tỏ ra chưa đồng tình với quy định của Dự thảo luật sửa đổi: “Không nên dùng các khái niệm như “hỗ trợ” (mang tính ban ơn) hay “xem xét” (không chắc chắn)”.

Ngoài ra, theo ĐB Sang, quy tắc, phương pháp định giá đất cần được rà soát quy định lại, vì thực tế bảng giá đất của các địa phương chỉ bằng 30-60% giá thị trường. Tại TPHCM và Hà Nội giá đã kịch khung Chính phủ, nhưng mức trần cũng chỉ 81 triệu đồng/m², trong khi thực tế giao dịch có nơi lên tới nhiều trăm triệu đồng.

ĐB Giàng Páo Mỷ (Lai Châu) cũng cho rằng nếu bảng giá đất xây dựng định kỳ 5 năm là quá dài, không phù hợp với sự biến động thường xuyên của giá thị trường sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi, nhất là đối với những dự án bị kéo dài qua nhiều năm. “Luật cần quy định giá đền bù phải phù hợp so với khả năng sinh lợi từ hoạt động đầu tư, sản xuất trên đất tạo điều kiện để người dân ổn định để sống”, ĐB này đề nghị.

Tại phiên thảo luận về đất đai, các vấn đề khác như hạn mức giao đất, nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, về thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, về vấn đề sở hữu đất đai…cũng được ĐB thảo luận sôi nổi. Sau kỳ họp này, dự Luật đất đai sẽ được chỉnh lý, xem xét tại kỳ họp QH tới.

Cần giữ quy định bắt buộc công chứng đối với một số hợp đồng, giao dịch

Khoản 2 Điều 151 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo nhu cầu của các bên.

Tuy nhiên, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình), ĐB Nông Thị Bích Liên (Hà Giang), ĐB Nguyễn Tuyết Liên (Sóc Trăng)…không tán thành quy định nói trên. Bởi lẽ, nếu bỏ việc bắt buộc phải công chứng, chứng thực đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, thế chấp vốn bằng quyền sử dụng đất thì rất nguy hiểm, trong thực tiễn hiện nay vẫn diễn ra nhiều giao dịch ngầm, chui như mua bán nhà đất bằng giấy viết tay không qua công chứng, chứng thực sẽ phát sinh một loạt các tranh chấp, tạo gánh nặng cho cơ quan, chính quyền, tòa án, tiềm ẩn mất ổn định trong nhân dân. Các giao dịch này cần được công chứng để đảm bảo tính xác thực, an toàn về pháp lý.

Thực tế hiện nay, quy định công chứng bắt buộc đối với các hợp đồng, giao dịch về nhà đất hiện đang được ghi nhận trong Luật Đất đai hiện hành. Tương tự, Luật Nhà ở hiện hành cũng quy định các trường hợp mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn, đổi nhà ở…cũng phải được công chứng. Các quy định này đã thể hiện tính phù hợp trong quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở hiện hành, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Thu Hằng

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.