Những quốc gia chưa có người mắc COVID-19

Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AP
Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AP
Dữ liệu của trang worldometter.info cho thấy virus SARS-CoV-2 đã có mặt tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến trên 23,5 triệu người mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số ít nơi xa xôi, biệt lập chủ yếu ở châu Đại Dương và châu Á mà virus này chưa đặt chân tới.

Theo tờ Business Insiders, Triều Tiên chưa ghi nhận ca bệnh COVID-19 nào dù Chủ tịch Kim Jong-Un liên tục coi bệnh này là một mối đe dọa tiềm tàng.

Người Triều Tiên vốn đã ít tiếp xúc và đi lại với bên ngoài. Chính phủ nước này đã đóng cửa biên giới vào tháng 1, thực hiện các biện pháp như cách ly thị trấn vùng biên để tìm cách ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.

Một quốc gia châu Á khác chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 nào là Turkmenistan, nhưng các chuyên gia tỏ ra hoài nghi điều này.

Chú thích ảnh
Tượng đài Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov ở Ashgabat. Ảnh: AP

Turkmenistan từng đưa ra những tuyên bố như không có người dân nào mắc HIV/AIDS – điều mà các chuyên gia cho là không thể.

Tuy nhiên, Turkmenistan đã hạn chế đi lại từ sớm khi bùng phát đại dịch toàn cầu. Bản thân Turkmenistan cũng là một trong những quốc gia mà người ngoài khó tới nhất. Điều này có thể đã giúp quốc gia Trung Á tránh dịch COVID-19.

Châu Đại Dương

Palau có khoảng 18.000 dân và chưa có ca mắc COVID-19 nào. 

Bộ trưởng Y tế Palau đã đưa ra hướng dẫn để người dân có thể tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh. Hướng dẫn có đoạn: “Mặc dù chúng tôi không muốn làm người dân hoảng sợ, nhưng chúng ta cần cảnh giác và cẩn thận, thực hành các biện pháp phòng ngừa như đã khuyến nghị, gồm rửa tay thường xuyên, thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp, giãn cách xã hội và chuẩn bị tinh thần như thể chúng ta sẽ có ca mắc đầu tiên”. Du khách tới Palau cũng phải cách ly từ khi tới.

Chú thích ảnh
Du khách bơi ở Lotofaga, Samoa. Ảnh: Getty Images

Tương tự Palau, Samoa có dân số 200.000 người chưa có ca mắc COVID-19. Samoa đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới hồi tháng 3, chặn cả tàu và thuyền vào nước này. Samoa cho biết sẽ đóng cửa cho tới khi có thông báo thêm để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.

Những người được phép vào Samoa trong một số trường hợp đặc biệt phải tuân thủ một loạt quy định, phải kiểm tra sức khỏe và cách ly.

Quần đảo Marshall có 60.000 dân và Tuvalu với gần 12.000 dân chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 nào.

Chú thích ảnh
Quần đảo Marshall. Ảnh: Getty Images

Trong khi đó, Quần đảo Solomon đã hạn chế nhập cảnh từ sớm. Quốc gia này đang tìm cách để thu hút du khách trở lại mà không mang theo virus vào.

Chú thích ảnh
Người dân ngồi trên một rạn san hô ở đảo Ranongga, Solomon. Ảnh: AFP

Dù chưa có ca COVID-19 nào nhưng Vanuatu đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng ba và có hiệu lực tới cuối năm 2020. Chính phủ Vanuatu vẫn đang trong giai đoạn kiềm chế dịch bệnh theo kế hoạch. Điều đó có nghĩa là chính phủ đặt mục tiêu ngăn virus vào Vanuatu và cách ly bất kỳ ai trong nước nhiễm virus.

Chú thích ảnh
Núi lửa Manaro Voui trên đảo Ambae, Vanuatu. Ảnh: AFP

Tại Tonga, trong số trên 100.000 dân, chưa có ai mắc COVID-19. Từ tháng 3, Tonga đã cách ly, thực hiện giờ giới nghiêm, cấm tụ tập đông người và cấm các môn thể thao có tiếp xúc, kêu gọi giãn cách xã hội nếu virus xâm nhập. Tonga đã đóng cửa biên giới với các chuyến bay và du thuyền từ tháng ba. Nước này có một ca nghi mắc COVID-19 đầu tháng nhưng về sau xác nhận người này không nhiễm virus.

Chú thích ảnh
Đảo san hô vòng Tarawa ở Kiribati. Ảnh: AP

Trong số trên 110.000 dân Kiribati, chưa ai mắc COVID-19. Theo quy định của nước này, người tới từ các quốc gia đang có dịch lây lan trong cộng đồng sẽ phải cách ly ít nhất 14 ngày ở một quốc gia không có virus rồi mới được tới Kiribati, đồng thời họ phải cung cấp bằng chứng y tế xác nhận không nhiễm virus.

Liên bang Micronesia với trên 600 đảo đã đóng cửa biên giới để ngăn chặn virus xâm nhập. Đội đặc nhiệm chống COVID-19 của nước này đã diễn tập mô phỏng để đánh giá mức độ sẵn sàng xử lý nếu có dịch bùng phát. Người dân nước này khi hồi hương cũng phải cách ly.

Chú thích ảnh
Máy bay hạ cách tại sân bay quốc tế Pohnpei ở Kolonia, Liên bang Micronesia. Ảnh: Reuters

Dù Nauru với trên 10.000 dân chưa có ca mắc COVID-19 nhưng chính phủ vẫn lo ngại vì số ca bệnh khu vực xung quanh tăng nhanh như ở Australia và New Zealand.

Quần đảo Cooks (New Zealand) đã đóng cửa biên giới từ giữa tháng 8 sau khi New Zealand ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng trở lại.

Chú thích ảnh
Nghị viện Quần đảo Cooks. Ảnh: Getty Images

Thủ tướng Henry Puna nói: “Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp rất nghiêm túc để bảo vệ người dân và kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh chết người xâm nhập”.

Đầu tuần nay, cựu Thủ tướng Joseph Williams phải nhập viện vì mắc COVID-19 nhưng lúc đó ông đang ở New Zealand.

Chú thích ảnh
Người dân dự ngày hội thể thao trường học ở Nieu. Ảnh: Getty Images

Nieu cũng chưa có ca COVID-19 nào. Nieu là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới với dân số chưa đầy 2.000 người và cũng có mối liên hệ chặt chẽ với New Zealand.

Đọc thêm

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.

Thụy Sĩ đóng băng tài sản trị giá gần 9 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ vốn là một điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có và là nơi cất giữ tài sản của họ. Ảnh minh hoạ: Internet.
(PLVN) - Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 8,81 tỷ USD) theo các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Việt Nam kêu gọi duy trì cách tiếp cận mở, đa phương đối với vấn đề di cư

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa họp lần thứ 114 Hội đồng Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Geneva ngày 28/11/2023. Nguồn: Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, từ ngày 27-29/11, tại Geneva, Khóa họp lần thứ 114 Hội đồng của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đã diễn ra với sự tham dự của đại diện 175 quốc gia thành viên, đặc biệt trong đó có sự tham dự của hơn 30 lãnh đạo cấp Nguyên thủ và Bộ trưởng.