Nhiều trường Đại học bị đình chỉ tuyển sinh

Có ba trường bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 là Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, do tỷ lệ sinh viên trên giảng viên cơ hữu quá cao và chưa có đất (2 trường Văn Hiến, Đông Đô), diện tích đất quá nhỏ (CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM).

Hôm qua (30/12), Bộ GD&ĐT vừa công bố kết quả thanh tra 24 trường ĐH, CĐ trong quý 4/2011. Theo đó, 3 trường bị đình chỉ tuyển sinh và 4 trường bị đình chỉ tuyển sinh 12 ngành.

Hầu hết các trường đều sai phạm

Theo Thanh tra Bộ GD&ĐTT, kết qủa kiểm tra một số tiêu chí cơ bản cho thấy hầu hết các trường chưa thực hiện được cam kết; Có trường chưa định hình được định hướng phát triển như trường ĐH Hà Hoa Tiên; nhiều trường số lượng giảng viên cơ hữu không đảm bảo.

zdgv
Sinh viên đi tìm việc (Ảnh minh họa)

Trong số 24 trường, có 10 trường có dưới 100 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn; đặc biệt, 3 trường có số giảng viên cơ hữu chưa đến 60 người. Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên của nhiều trường còn cao; Có 6 trường có trên 50 sinh viên/ giảng viên (CĐ Công nghệ thông tin TPHCM, Đông Đô, Tài chính Maketting, Văn Hiến, Công nghiệp Hà Nội, Kiến trúc Đà Nẵng); 2 trường có trên 80 sinh viên/giảng viên như ĐH Văn Hiến, CĐ CNTT TPHCM.

Có ba trường bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 là Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, do tỷ lệ sinh viên trên giảng viên cơ hữu quá cao và chưa có đất (2 trường Văn Hiến, Đông Đô), diện tích đất quá nhỏ (CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM).

Đến năm 2013, ba trường trên không khắc phục được các điều kiện đảm bảo chất lượng sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục. Có 4 trường bị đình chỉ tuyển sinh 1 số ngành đào tạo trong năm 2012 là Trường ĐH Chu Văn An (đình chỉ tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng công trình, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Việt Nam học); Trường ĐH Lương Thế Vinh (đình chỉ tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ thực phẩm; Bảo vệ thực vật; Khoa học thư viện) ; Trường ĐH Nguyễn Trãi (đình chỉ tuyển sinh 2 ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình, Kinh tế); Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng (đình chỉ tuyển sinh ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh). Lý do là do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Riêng ĐH Kiến trúc Đà Nẵng còn thêm lý do tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao. Đến năm 2013, nếu các ngành trên không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh thì sẽ bị xem xét thu hồi quyết định mở ngành đào tạo các ngành này.

Có thể giải thể trường

Bộ GD&ĐT cũng cảnh báo 3 trường chưa có đất là ĐH Văn Hiến; ĐH Đông Đô và ĐH Nguyễn Trãi sẽ đề nghị Thủ tướng giải thể nhà trường nếu đến năm 2013 các trường này vẫn chưa có đất xây dựng trường; các trường chưa xây dựng được cơ sở vật chất như ĐH Hòa Bình, Chu Văn An, Kinh tế Tài chính TPHCM; Quốc tế Sài Gòn đến năm 2013 vẫn chưa xây dựng được trường theo cam kết sẽ đình chỉ hoạt động giáo dục và xem xét đề nghị Thủ tướng giải thể trường.

Một số trường chưa xây dựng được cơ sở vật chất độc lập gồm 3 trường chưa có đất (ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô, ĐH Nguyễn Trãi); 3 trường có diện tích đất dưới 1 ha (CĐ CNTT TPHCM, ĐH Bà Rĩa – Vũng Tàu; ĐH Kiến trúc Đà Nẵng). Trường ĐH Hòa Bình đã có đất song khả năng xây dựng được cơ sở vật chất trong vài năm tới rất khó khả thi.

Một số trường công lập tuyển sinh vượt quy mô cam kết như ĐH Kinh tế - Quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) vượt quá 126% cam kết. Có trường vừa tuyển sinh ĐH vừa tuyển sinh CĐ, TCCN, dạy nghề như ĐH Công nghiệp Hà Nội. Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng cho biết, qua kiểm tra có 41 ngành không có tiến sỹ, 12 ngành không có tiến sỹ và thạc sỹ, thậm chí có ngành chưa có giảng viên cơ hưu. Nhiều giảng viên chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để thông báo chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với điều kiện thực tế của các trường, đặc biệt là điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hưu và cơ sở vật chất; nghiên cứu tiếp thu kiến nghị của các trường, rà soát các văn bản pháp luật liên quan để sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn; kiến nghị các bộ, ngành, địa phương quản lý các trường quan tâm tạo điều kiện cho các trường phát triển và tiếp tục kiểm tra các trường thành lập từ 1998 đến nay trong năm 2012.

Ba đơn vị liên kết đào tạo bị yêu cầu trả lại học phí

Theo kết luận thanh tra của Bộ GD&ĐT, hoạt động liên kết đào tạo của Viện Kế toán Quản trị doanh nghiệp, Cty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam, Cty TNHH ILA Việt Nam và Cty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế RAFFLES Việt Nam đều có vi phạm liên quan đến tuyển sinh, quy định tổ chức đào tạo các trình độ đào tạo…

Theo đó, yêu cầu ERC Việt Nam chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép các trình độ đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; yêu cầu ILA Việt Nam chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ CĐ với Martin College Úc; yêu cầu RAFFLES Việt Nam chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép để cấp chứng chỉ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 theo chương trình cao đẳng của RCHE và cử nhân của RCDC trên lãnh thổ Việt Nam.

Ba đơn vị trên cũng bị yêu cầu phải trả lại kinh phí cho người học đồng thời giải quyết hậu quả (nếu có). Bộ cũng giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét, không công nhận các văn bằng của trường Martin College đã cấp cho học viên theo các chương trình đào tạo trái phép do ILA Việt Nam tổ chức tại Việt Nam; xem xét, không công nhận các văn bằng của RAFFLES College of Higher Education Singapore và RAFFLES College of design & Commerce, Sydney, Úc đã cấp cho các học viên theo các chương trình trái phép do RAFFLES Việt Nam tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam...

Uyên Na
 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.