Nguy cơ "xóa sổ" làng nghề

 Ông Lưu Duy Dần – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, các làng nghề nước ta vốn đã rất khó khăn, manh mún, nay trong điều kiện bất ổn kinh tế, khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Ông Lưu Duy Dần – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, các làng nghề nước ta vốn đã rất khó khăn, manh mún, nay trong điều kiện bất ổn kinh tế, khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thưa ông, có thể đánh giá như thế nào về  tình cảnh của các làng nghề Việt Nam trong điều kiện kinh tế bất ổn như hiện nay?

-  Hiện nay cả nước có hơn 2.000 làng nghề, trong đó có 30% là làng nghề truyền thống. Vào những thời điểm phát triển mạnh nhất, các làng nghề từng sử dụng từ 11-12 triệu lao động ở nông thôn.

Từ năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế mà làng nghề Việt Nam lâm vào tình cảnh ngày càng khó khăn. Thứ nhất là khó khăn về vốn. Dù Chính phủ trong giai đoạn 2008- 2009 đã có chính sách hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề, nhưng thực tế có tới 80% các làng nghề, các chủ làng nghề không tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi đó. Thứ hai là khó khăn về vấn đề thị trường bấp bênh, trải qua nhiều khâu trung gian. Thứ ba là công nghệ lạc hậu, không cải tiến.

Thứ tư là mặt bằng chật hẹp, không có nơi để chứa nguyên liệu và sản phẩm. Thứ năm là khó khăn về vùng nguyên liệu. Nước ta có nhiều nguồn nguyên liệu quý, có thể cung cấp nguyên liệu cho sản xuất tại các làng nghề  nhưng lại thiếu các quy hoạch cụ thể và phù hợp. Thứ sáu là khó khăn về lao động làng nghề. Điều này thể hiện ở chỗ, bản thân các gia đình làm nghề không phát triển được kinh tế bằng nghề truyền thống. Có những nghề truyền thống với các sản phẩm rất nổi tiếng, như lụa ở Vạn Phúc, the ở La Khê hay như tranh Đông Hồ… đang bị nhiều gia đình quay lưng. Thứ bẩy là khó khăn về giao thông và năng lượng.

Thứ tám là khó khăn về nhận thức của các cấp chính quyền chưa thực tế. Các chính sách thì nhiều, nhưng lại chưa sát với thực tế. Thứ chín là khó khăn về vấn đề ô nhiễm môi trường… 

Đứng trước thực tế khó khăn như vậy, theo ông cần có cách tháo gỡ như thế nào để bảo vệ và phát triển các làng nghề ở nước ta?

- Điều vướng mắc hiện nay là chúng ta chưa có một chính sách đồng bộ, hiện mỗi bộ ngành lại có liên quan tới một vấn đề khác nhau đối với làng nghề. Định hình vị trí của làng nghề trong vấn đề xây dựng nông thôn mới như thế nào? - Nhà nước cần có chính sách hợp lý trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới gắn với việc phát triển làng nghề truyền thống. Rồi các tiêu chí, vai trò và vị trí của các cấp, ngành, đoàn thể ở địa phương và trung ương ra sao? Và, cần phải giảm các khâu trung gian để các chính sách tiến sát hơn, gần hơn với người dân ở các làng nghề. Ngoài ra cũng cần nâng vai trò của các tổ chức xã hội, tranh thủ kinh nghiệm, trí tuệ và tài năng của các chuyên gia, các nhà văn hóa, các nhà khoa học đối với việc phát triển các làng nghề hiện nay.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn cũng đặt ra vấn đề phát triển thị trường, đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, theo ông chúng ta cần có chính sách ra sao trong thời gian tới?

- Cần thiết phải tập trung đầu tư về vốn cho làng nghề, đi sát thực tế và tập trung vào nguồn cung để phục vụ cho sản xuất. Hoặc là cũng cần phải đầu tư về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho làng nghề để lực lượng lao động đó bắt nhịp với các đòi hỏi của cơ chế thị trường. Vấn đề đưa hàng hóa ra thị trường, cũng không nên làm theo phong trào.

Trong các chương trình thúc đẩy bán hàng Việt, cần lựa chọn các mặt hàng có chất lượng thật, thương hiệu tốt. Nâng dần và bảo vệ giá trị thương hiệu ở các làng nghề. Cần coi trọng lực lượng có tay nghề cao, là các nghệ nhân, thợ cả có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề nước ta. Cạnh tranh tốt hơn với các hàng từ nước ngoài, hàng phẩm cấp thấp từ Trung Quốc. Bên cạnh đó cần tập trung hơn nữa về vấn đề bao bì, nhãn mác …

Xin cảm ơn ông!

Hải Triều (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.