Ngổn ngang thí điểm dạy tiếng Anh Tiểu học

 Sẽ không còn tình trạng có người học tiếng Anh suốt từ phổ thông tới các bậc học cao hơn vẫn “chữ thầy trả thầy”. Năm học này, chương trình tiếng Anh bắt buộc được đưa vào thí điểm ở lớp 3 đang là vấn đề “nóng” với kỳ vọng học sinh (HS) tốt nghiệp có thể đi du học. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có khoảng 90 trường tham gia trong tình trạng “liệu cơm gắp mắm”.

Sẽ không còn tình trạng có người học tiếng Anh suốt từ phổ thông tới các bậc học cao hơn vẫn “chữ thầy trả thầy”. Năm học này, chương trình tiếng Anh bắt buộc được đưa vào thí điểm ở lớp 3 đang là vấn đề “nóng” với kỳ vọng học sinh (HS) tốt nghiệp có thể đi du học. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có khoảng 90 trường tham gia trong tình trạng “liệu cơm gắp mắm”.

Hạ chuẩn

Theo quy định, trường được tham gia thí điểm chương trình này phải dạy 2 buổi/ngày; có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho việcday tiếng Anh có hiệu quả; giáo viên (GV) thí điểm có trình độ cao đẳng sư phạm tiếng Anh trở lên hoặc có chứng chỉ TOEFL 550/IELTS 6.0...

a
Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dạy - học tiếng Anh. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Trong 147 giáo viên được khảo sát, chỉ có 28 người đạt được 550 TOEFL; 88 người đạt trên 400 TOEFL. Trước thực tế trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, năm nay sẽ tạm chấp nhận những GV đạt từ 400 điểm TOEFL.

Là người trong cuộc, bà Trần Thị Ngọc Hoa (Phòng Giáo dục quận Ngô Quyền, Hải Phòng) nêu thắc mắc: Muốn chuẩn, phải đưa chương trình tiếng Anh bắt buộc từ lớp 1, tại sao đến lớp 3 mới đưa vào? Trong khi đó, nhiều năm gần đây, không ít trường đã đưa tiếng Anh như một môn học tự chọn từ lớp 1 và vì không có một chuẩn chung nên trường nào thích sách nào dùng sách đó.

Hơn nữa, ở nhiều nơi, bắt đầu từ lớp 3 tới lớp 5, do nhà trường thiếu cơ sở vật chất nên học sinh không còn được học 2 buổi/ngày. Chưa kể tới, trình độ phát âm của GV tiếng Anh tiểu học không thể gọi là “ổn”, bởi họ chỉ là GV hợp đồng. “Với đồng lương ít ỏi, bấp bênh (từ 700.000-1,5 triệu đồng) và không có một chế độ nào khác, họ chỉ có thể dạy cầm chừng” - bà Hoa chia sẻ.

Đó là chưa kể với yêu cầu chuẩn đưa ra là quá cao đối với GV tiểu học. Đơn cử, khi Hải Phòng cử 11 GV thuộc loại xuất sắc của quận, huyện đi tập huấn, chỉ có 6 GV đạt yêu cầu.

Quả bóng lăn?

Mặc dù, theoThứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thì quan trọng nhất ở bậc tiểu học là làm cho HS thích học tiếng Anh. Tuy nhiên, vấn đề HS trong lớp quá đông, trường không đủ cơ sở vật chất để dạy tiếng Anh thì Bộ không giải quyết được, mà trường phải tự lo. Sau này, Bộ sẽ hỗ trợ, nhưng không phải có trách nhiệm lo cơ sở vật chất cho nhà trường. Đó là trách nhiệm của xã, phường.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Hiệu trưởng Trường tiểu học Phả Lại 2 (thị xã Chí Linh, Hải Dương) cho rằng, để dạy chương trình tiếng Anh đạt kết quả cao nhất, phải có phòng nghe nói riêng, nhưng hiện tại, nhà trường dù đã nỗ lực rất lớn nhưng đến nay cũng chỉ có các điều kiện trang thiết bị tối thiểu nhất là màn hình ti vi Plasma 50 inch, hai máy tính để phục vụ cài đặt phần mềm, máy chiếu, bàn ghế.

Chưa hết, không hề dễ dàng để có phòng tiếng Anh chuyên biệt vì mức đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng, trong khi đó đề án của Chính phủ mới chỉ khuyến khích các trường có đủ điều kiện thì tham gia thí điểm. Cũng theo bà Tâm, hiện ở các thành phố lớn, đa số các trường có phòng chuyên biệt là do hội phụ huynh đóng góp.

Ngay như Hà Nội, một trong những địa phương có điều kiện tốt để triển khai dạy và học tiếng Anh từ bậc tiểu học bởi nhu cầu nhiều, khả năng đóng góp của  phụ huynh cao thì việc đảm bảo sỹ số 35 học sinh/lớp cũng là điều quá khó bởi diện tích trường lớp luôn quá tải.

Chính những người trong cuộc cũng phân trần rằng, từ nhiều năm nay chúng ta đi học ngoại ngữ nhưng cũng chẳng biết là mình đang theo chuẩn nào. Các thầy cô thì mỗi người một chương trình, một cách phát âm... Và lúc này, nếu chúng ta không làm triệt để, không chia nhỏ học trò để học tiếng Anh thì hiệu quả rất khó như mong đợi...

Hết phổ thông, HS có trình độ đi du học

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9/2008. Theo đó, đối với cấp học phổ thông, Đề án sẽ thực hiện dạy và học ngoại ngữ theo Chương trình 10 năm, bắt đầu từ lớp từ lớp 3 cho đến đến hết lớp 12 với thời lượng 1.155 tiết.

Năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT tổ chức dạy thí điểm chương trình tiếng Anh Tiểu học, được áp dụng từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần theo các chủ điểm, chủ đề quen thuộc, gần gũi với học sinh; quan tâm đến 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, trong đó ưu tiên phát triển 2 kỹ năng nghe và nói.

Ông Nguyễn Lộc - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục cho biết: Mục tiêu chương trình đặt ra là kết thúc cấp tiểu học, học sinh sẽ đạt trình độ A1.3, tương đương trình độ của khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ. Xây dựng thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh, từ đó tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm trân trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình. Hình thành các chiến lược học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học ngoại ngữ khác trong tương lai.

Uyên Na

Đọc thêm

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.