Nghịch lý giáo dục đại học Việt Nam: “Vào đóng – ra mở”

Không chỉ có tiểu học, nhìn đâu cũng thấy học sinh giỏi, họa hoằn lắm mới có học sinh trung bình. Ở đại học, sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng đa phần khá giỏi. Dường như các trường đều mong muốn cho sinh viên một tấm bằng đẹp khi ra trường nên bỏ qua phần chất lượng. Câu chuyện vào bao nhiêu ra bấy nhiêu một lần nữa lại được nhắc đến. Không những thế, ở Việt Nam còn đang tồn tại một nghịch lý: vào đóng – ra mở.

[links()] Không chỉ có tiểu học, nhìn đâu cũng thấy học sinh giỏi, họa hoằn lắm mới có học sinh trung bình. Ở đại học, sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng đa phần khá giỏi. Dường như các trường đều mong muốn cho sinh viên một tấm bằng đẹp khi ra trường nên bỏ qua phần chất lượng.

Câu chuyện vào bao nhiêu ra bấy nhiêu một lần nữa lại được nhắc đến. Không những thế, ở Việt Nam còn đang tồn tại một nghịch lý: vào đóng – ra mở.

Hình minh họa
Hình minh họa
Vào hẹp
Là một người luôn theo sát giáo dục, tôi vẫn luôn tự hỏi tại sao năm nào, cứ đến mùa tuyển sinh, dân ta lại quan tâm nhiều đến tỷ lệ chọi, điểm sàn đến thế? Nhưng khi nhìn vào các con số thì quả thật thấy nó nói lên được khối điều. Người ta quan tâm đến tỷ lệ chọi, đến điểm chuẩn vì cửa vào của ĐH Việt Nam quá hẹp.
Hàng năm, chỉ có 30% học sinh tốt nghiệp THPT được dành tấm vé đi tiếp vào vòng trong ở bậc học này.  Như vậy, với trên dưới 1 triệu thí sinh tốt nghiệp lớp 12 thì chỉ có khoảng trên 300.000 em vào được ĐH, số còn lại vào CĐ, TCCN. Vì cửa hẹp có nhiều người muốn qua nên người ta phải lựa cách, phải xem xét, phải nghe ngóng tình hình.
Trong mùa tuyển sinh 2012, tại ĐH Hà Nội có một số ngành có số lượng hồ sơ tăng lên đáng kể đó là tiếng Trung, tiếng Hàn, Tiếng Nhật, CNTT dạy bằng tiếng Anh. Ban đầu tôi cứ nghĩ là người học bắt đầu nghiêng về châu Á, bắt đầu thấy ngôn ngữ của các nước láng giềng quan trọng hoặc dễ xin việc hơn nên “nhảy” vào. Nhưng ông Lê Quốc Hạnh, Trưởng Phòng Đào tạo lại cho biết đó là do những ngành này năm ngoái điểm chuẩn vào thấp hơn các ngành khác. Té ra, người học vào nhiều không phải ngành đó dễ xin việc, ngành nóng mà là ngành có điểm chuẩn thấp hơn.  Đơn giản chỉ có thế!
Không chỉ Hà Nội mà tại các trường khác, theo một quy luật tất yếu, ngành nào năm trước điểm chuẩn thấp năm sau số lượng đăng ký sẽ đông và trường nào điểm chuẩn năm trước thấp, năm sau sẽ đông. Không phải các trường không còn chỗ cho người học mà còn vì phải qua sàn chung thì mới được vào. Những người lãnh đạo cũng phải tính chán để có thể “hớt” được lớp “váng” khá giỏi bên trên.
Cũng tại do cái sự coi trọng việc học của người  Việt nên vào ĐH của chúng ta mới ngược với thế giới. Nếu như thế giới, tốt nghiệp THPT xong, thí sinh chỉ cần mang bảng điểm đi xét thì chúng ta, phụ huynh, học sinh phải vật vã đi thi. Thi đợt 1 vẫn lo không đỗ lại phải thi đến đợt 2, đợt 3. Học cả ba năm trông vào một đợt thi cho nên là khổ. Trượt cũng khổ mà đỗ cũng khổ. 
Ra ào ào
100% sinh viên tốt nghiệp khóa này, khóa kia, khoa này, khoa khác không còn là chuyện hiếm tại các trường ĐH của Việt Nam. Kể cả với những trường điểm chuẩn đầu vào chỉ bằng sàn hoặc trên sàn một chút thì tốt nghiệp vẫn cứ là con số gần 100%.  Năm 2011, khoa Du lịch ĐH Duy Tân đã làm lễ tốt nghiệp cho 189 sinh viên.
Trong số này có tới 9 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 66 sinh viên xếp loại giỏi còn lại là loại khá và trung bình. Như vậy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của khoa chiếm đến 40%. Còn cách đó hai năm, ĐH Quốc tế (ĐH QGTPHCM) có tới 149/150 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, chiếm 99%. Tháng 6/2012 vừa qua, ĐH Phan Chu Trinh cũng làm lễ tốt nghiệp cho 100% sinh viên khóa 2 của trường. Trong số này chỉ có 1% là tốt nghiêp trung bình.  Năm 2011, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của ĐH Đà Lạt cũng tăng đột biến, tới 72,03%.
Những “cơn mưa” bằng đẹp vẫn diễn ra còn chất lượng đi về đâu thì không ai lý giải được. Tại các phiên họp của Quốc hội, nhiều đại biểu cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về vấn đề này. Có đại biểu đã vô cùng bức xúc khi đầu vào đại học khá dễ và cứ vào "tất yếu đến hẹn lại ra" với tỷ lệ bằng khá giỏi nhiều. Chất lượng đào tạo thấp, đồng nghĩa với việc nhiều hàng giả, hàng nhái có xuất xứ từ… trường đại học (!). 
Và, cái lý của ông Bộ trưởng
Chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam vì sao thấp trong khi các trường vẫn cứ được thành lập? Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  Phạm Vũ Luận khẳng định càng ngày Bộ càng thắt chặt việc mở mới các trường ĐH. Việc không tuyển đủ sinh viên không phải chỉ một hay hai năm. Nguyên nhân là một số ngành học đầu ra không đảm bảo nên khó tuyển, ví dụ: sư phạm, nông lâm...
Nhà đầu tư của một số trường, nhất là trường mới thành lập không thực hiện nghiêm việc đảm bảo chất lượng, thiếu thầy cô, trường lớp. Ngoài ra, còn có lý do mở ngành tràn lan, giống nhau nên trường nào cũng có ngành kế toán, tài chính ngân hàng làm phân tán nhu cầu học. Việc thực hiện “3 công khai” giúp người học tìm hiểu rõ chất lượng của trường nên nhiều người từ chối những trường không đảm bảo chất lượng. 
Cũng theo ông Luận, xếp hạng sinh viên là việc của các trường nhưng phải theo quy định của Bộ. Để giải quyết chất lượng đầu ra thấp, Bộ sẽ chú ý tăng cường kiểm tra, đưa kiểm định chất lượng vào các trường. Việc gắn thương hiệu, uy tín của trường với văn bằng mà trường phát ra sẽ giúp giải quyết tình trạng này. Bộ sẽ kiên trì điều chỉnh để hạ tỷ lệ sinh viên trên giảng viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, tạo liên kết để các trường trong cùng hệ thống có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Theo ông Luận, đến thời điểm này các trường được thành lập mới đều nằm trong quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Theo quy hoạch, số lượng trường chưa đủ "nhưng thừa các trường chất lượng chưa cao và thiếu trường chất lượng cao". Bộ sẽ xem xét, tính toán bổ sung quy hoạch cho phù hợp, đồng thời chấn chỉnh để các trường không đảm bảo sẽ phải dừng tuyển sinh hoặc đóng cửa.

Nghiêm Huê

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...