Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21%: Có gây áp lực lạm phát?

(PLO) - Ngoài gia tăng chi phí sản xuất, điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản, áp lực tăng trưởng tín dụng để đạt mục tiêu 21% cho cả năm khiến nhiều ý kiến lo ngại sẽ đẩy lạm phát gia tăng vào quý cuối năm.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng do Chính phủ đề ra thì mức tăng trưởng trong quý 4 phải đạt gần 10%. Ảnh minh họa
Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng do Chính phủ đề ra thì mức tăng trưởng trong quý 4 phải đạt gần 10%. Ảnh minh họa

Lo lạm phát quay trở lại

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), sau khi giảm mạnh từ đầu năm, lạm phát toàn phần của Việt Nam đã gia tăng trở lại. Cụ thể, tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng từ mức 2,52% trong tháng 7 lên mức 3,40% trong tháng 9. Sức ép gia tăng đối với lạm phát được cho chủ yếu đến từ lộ trình tăng giá dịch vụ công cùng với các đợt điều chỉnh giá xăng dầu. 

Cụ thể, đối với giá dịch vụ y tế, quý 3 đã có 20 tỉnh, thành điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm, đưa mức giá của nhóm hàng này trong tháng 9 tăng 29,01% so với tháng 12/2016 và 58,08% so với cùng kỳ năm trước. 

Cũng trong quý 3, lần lượt có 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí, khiến chỉ số giá của nhóm dịch vụ này tính đến hết tháng 9 tăng 7,92% so với tháng 12 năm ngoái và tăng trưởng tới 8,65%. Đồng thời, chỉ số giá nhóm hàng giao thông cũng liên tục tăng sau các đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong quý. 

Đáng chú ý, theo VEPR, việc Thủ tướng ký Quyết định 24/2017/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/08/2017, cho phép EVN được quyền quyết định mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong khoảng từ 3-5% (dựa trên biến động khách quan của giá các đầu vào) sẽ tạo ra sức ép đối với lạm phát trong thời gian tới. 

“Về cuối năm, áp lực tăng lạm phát đến từ sự gia tăng chi phí sản xuất, điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản (giáo dục, y tế, điện, xăng dầu), chính sách tăng lương cơ bản có hiệu lực từ tháng 7/2017, sự tăng cầu tiêu dùng vào các tháng cuối năm và gia tăng sức ép tăng trưởng tín dụng để đạt mục tiêu 21% của Chính phủ cho cả năm”, Báo cáo của VEPR nhận định. 

Nên xem xét lại

Tính tới 20/09/2017, tăng trưởng tín dụng đạt mức 11,02% so với tháng 12/2016, cao hơn so với cùng kỳ các năm trước (2015: 10,8%; 2016: 10,5%). Tuy nhiên, so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 21% do Chính phủ đề ra, thì mức tăng trưởng trong quý 3 vẫn còn một khoảng cách khá xa (gần 10 điểm phần trăm). Khoảng cách này sẽ đặt ra thách thức cho quý 4 sắp tới trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng trước xu hướng gia tăng lạm phát vào quý cuối năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần thận trọng trong chính sách tăng trưởng tín dụng để tránh tích lũy sức ép lạm phát đang tăng dần, tránh bất ổn vĩ mô tái phát khi lạm phát vượt qua một ngưỡng nhất định, ví dụ 5%. “Ngoài ra, Chính phủ có thể linh hoạt điều chỉnh giãn tiến độ tăng giá mặt hàng cơ bản tùy theo diễn biến của lạm phát. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tình thế vì mang tính hành chính”- TS. Thành nhấn mạnh. 

Đồng tình quan điểm này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cao cấp cũng cho rằng, tăng tưởng tín dụng 21% cho cả năm 2017 có thể đạt được nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Theo ông Hiếu, đầu năm NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 18% đã là cao, bởi nếu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7% thì thông thường tín dụng nên tăng trưởng 2,5 lần mức tăng trưởng kinh tế, tức là trên 16%. Đây là mức độ tăng trưởng bình thường dựa trên mức độ tăng trưởng kinh tế. 

Tuy nhiên, mới đây Chính phủ điều chỉnh nâng mức tăng trưởng tín dụng lên mức 21-22%, tức là trong 3 tháng cuối năm phải tăng khoảng 10% mới có thể đạt được chỉ tiêu đặt ra. “Trong 3 tháng mà tăng trưởng tín dụng thêm 10% trên tổng dư nợ của nền kinh tế 6 triệu tỷ đồng, nghĩa là đẩy vào  lưu thông 600.000 tỷ đồng, mỗi tháng là 200.000 tỷ đồng, là con số quá lớn”- TS.  Hiếu nói.

Ông Hiếu còn lo ngại nếu nguồn tín dụng này được đổ vào hai lĩnh vực có độ rủi ro cao là chứng khoán và bất động sản sẽ còn tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Vì vậy, ông lưu ý tín dụng cần phải đúng địa chỉ là sản xuất kinh doanh thì mới phát huy được tác dụng. 

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.