Lời khuyên cho người muốn sở hữu nhà của giới siêu giàu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - đưa ra lời khuyên đối với người mua nhà khi muốn sở hữu một sản phẩm hàng hiệu - nhà của giới siêu giàu.
Lời khuyên cho người muốn sở hữu nhà của giới siêu giàu

Muốn sở hữu một căn bất động sản hàng hiệu, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM- cần phải hiểu rõ những chi phí cấu thành nên loại hình sản phẩm này:

Thứ nhất, để được công nhận là dự án “bất động sản hàng hiệu” thì phải đạt tiêu chuẩn của đơn vị quản lý thương hiệu “bất động sản hàng hiệu”. Nhưng chúng ta đều biết, về mặt kinh doanh thì không có bữa ăn nào miễn phí. Để được sử dụng tên của “bất động sản hàng hiệu” thì chủ đầu tư dự án phải trả chi phí không hề nhỏ cho đơn vị quản lý thương hiệu. Chi phí này chắc chắn được tính đủ trong giá bán nhà mà người mua nhà phải thanh toán chi phí mượn tên này, kể cả chi phí quảng bá sản phẩm ở trong nước và ở nước ngoài đều được tính đủ vào giá bán nhà.

Thứ hai, về thời hạn được sử dụng tên thương hiệu của “bất động sản hàng hiệu”, thì có hai trường hợp xảy ra: Nếu do chính chủ sở hữu thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” là chủ đầu tư phát triển dự án, thì tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” được sử dụng ổn định lâu dài theo dự án. Nhưng, đối với dự án “bất động sản hàng hiệu” ở nước ta được chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” thì thời hạn sử dụng tên thương hiệu phải theo giao kết của Hợp đồng, ví dụ trong 10 năm, 15 năm... Sau thời hạn thỏa thuận trong Hợp đồng thì không còn được phép sử dụng tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” này nữa.

Thứ ba, về chi phí quản lý vận hành dự án “bất động sản hàng hiệu” thì chủ sở hữu nhà chung cư chính là người thanh toán chi phí này, kể cả chi phí quản lý vận hành toà nhà trong giai đoạn trước khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư do chủ đầu tư dự án chi trả trước đó. Nếu chủ sở hữu "“bất động sản hàng hiệu” không thuê đơn vị quản lý vận hành đạt chuẩn của đơn vị quản lý tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” không đảm bảo chất lượng công tác quản lý vận hành, thì toà nhà có nguy cơ không được tiếp tục sử dụng tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” nữa.

Thứ tư, về phương thức bán hàng, thường thì chủ đầu tư dự án “bất động sản hàng hiệu” sẵn sàng chi đậm cho công tác quảng bá sản phẩm và thực hiện phương thức ra hàng nhỏ giọt, chia nhỏ rổ hàng để tạo sự khan hiếm và kích thích tâm lý bạn là một trong số ít người đầu tiên sở hữu “bất động sản hàng hiệu” của dự án.

Thứ năm, dự án “bất động sản hàng hiệu” chỉ giải quyết nhu cầu nhà hàng hiệu cho giới nhà giàu rất giàu, siêu giàu và cho các lãnh đạo tập đoàn nước ngoài cần lưu trú. Tuy nhiên, nếu so sánh với Hoa Kỳ có 1% dân số là người rất giàu, siêu giàu, thì có lẽ ở nước ta tỷ lệ này rất rất thấp, có thể thấp hơn hàng trăm lần so với Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, việc mua để cho thuê lại “bất động sản hàng hiệu” cũng không phải dễ dàng, vì rất kén chọn khách hàng. Nên thị phần “bất động sản hàng hiệu” không lớn như nhà đầu tư kỳ vọng. Đây không phải là sân chơi dành cho các doanh nghiệp bất động sản, hoặc nhà đầu tư tay mơ.

Theo ông Châu, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin của dự án “bất động sản hàng hiệu” và nhất là nghiên cứu kỹ nội dung Hợp đồng để tránh bị nhầm lẫn.

Horea cũng đề nghị các chủ đầu tư dự án “bất động sản hàng hiệu” luôn thể hiện uy tín thương hiệu, cung cấp đầy đủ thông tin dự án, căn hộ, giải thích cặn kẽ “hợp đồng mua bán nhà” cho khách hàng và luôn chăm sóc chu đáo khách hàng của mình, để thực sự mang đến luồng gió mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam.

Dừng đấu giá 20 thửa đất tại Hoài Đức để kiểm tra

Dừng đấu giá 20 thửa đất tại Hoài Đức để kiểm tra

(PLVN) - Theo kế hoạch, ngày 26/8 tới đây, huyện Hoài Đức, Hà Nội sẽ đấu giá 20 thửa đất, nằm ngay bên cạnh 19 thửa vừa đấu giá tại xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên vừa qua, gây xôn xao với mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2.
Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khởi công Dự án

Hải Phòng: Phát triển du lịch xanh trên “đảo ngọc” Cát Bà

(PLVN) - Chiều 16/8, tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô gần 50 ha với tổng mức đầu tư lên tới 2.100 tỷ đồng…
Ảnh minh họa ở Chung cư Aranya.

Trưởng ban Quản trị chung cư Aranya bị bắt, thành viên xin từ nhiệm, người dân hoang mang chờ người đại diện mới

(PLVN) - Ngay sau khi ông Phạm Hoàng Liên (41 tuổi, Trưởng Ban quản trị tòa khu chung cư Aranya, P.Xuân Phú, TP.Huế) bị bắt để điều tra về tội danh “tham ô tài sản”, các thành viên còn lại của Ban quản trị chung cư đều có đơn xin từ nhiệm với lý do xét thấy bản thân không có đủ kiến thức chuyên môn và thiếu kinh nghiệm. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Aranya Việt Nam cũng như chính quyền, cư dân đều mong muốn sớm có Ban quản trị (BQT) mới.
Đà Nẵng tập trung tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai

Đà Nẵng tập trung tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai

(PLVN) - TP Đà Nẵng đang tập trung xây dựng kế hoạch để triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Qua đó, khơi thông nguồn lực, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.