Hiến kế giữ đất trồng lúa

Hôm qua (29/9), tiếp tục phiên họp thứ hai, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế (KKT) và làng nghề; báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020...

Hôm qua (29/9), tiếp tục phiên họp thứ hai, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế (KKT) và làng nghề; báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.

Tuổi thọ dân làng nghề thấp do ô nhiễm

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các KKT (19 tỉnh, thành phố và 15 KKT) cho thấy “rất ít KKT có khu xử lý nước thải tập trung”. Nhiều cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, thường xuyên xả nước thải chưa xỷ lý ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép, có nơi đến vài chục lần; ở một số cơ sở hệ thống xử lý nước thải chỉ hoạt động khi có đoàn thanh tra, kiểm tra tới làm việc.

Về hiện trạng môi trường làng nghề, báo cáo giám sát cho biết: Ở nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là nhóm người trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng cao. Ở các làng nghề có mức độ ô nhiễm cao thì tuổi thọ trung bình của người dân giảm, thấp hơn đến 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 đến 10 năm so với làng không làm nghề.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Trần Văn Hằng thì không nên tập trung những làng nghề ô nhiễm vào một chỗ, vì làng nghề vốn gắn với truyền thống làng xã nếu dồn lại sẽ làm mất sự sáng tạo, sức sống của làng nghề. Ông Hằng cũng “phê” báo cáo giám sát “nặng mô tả”, chưa nêu bật được việc ô nhiễm môi trường tác động như thế nào đến đời sống xã hội trên mọi phương diện.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị báo cáo giám sát cần tập trung vào các giải pháp trong giải quyết hậu quả ô nhiễm môi trường.

Giữ đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực

Báo cáo của Chính phủ về kết quả sử dụng đất thời kỳ 2001- 2010 do Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển trình bày cho biết cơ bản đã đạt các chỉ tiêu Quốc hội quyết định, trong đó 33 chỉ tiêu đạt trên 90%, 5 chỉ tiêu đạt từ 70%- dưới 90%, 4 chỉ tiêu đạt từ 60 – dưới 70% và 2 chỉ tiêu đạt dưới 60%.

Đáng chú ý, 10 năm qua đã có 270 ngàn ha đất lúa nước đã được chuyển cho mục đích khác.  Chính phủ cho rằng “vẫn đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực” tuy nhiên tại một số địa phương tốc độ giảm tương đối nhanh như các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, chủ yếu chuyển sang xây khu công nghiệp, đô thị, Đồng bằng SCL chủ yếu chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Chính phủ trình Quốc hội 13 chỉ tiêu. Riêng đất trồng lúa tới năm 2020 tổng diện tích giảm còn 3812 ngàn ha (giảm 308 ngàn ha). 

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tỏ rõ sự băn khoăn với  con số nói trên trong điều kiện nước ta chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, xâm thực mặn trong khi vẫn phải bảo đảm an ninh lương thực (theo tính toán đến cuối thế kỷ, khi nước biển dâng 75cm thì sẽ ảnh hưởng tới 70% diện tích vùng ĐBSCL và về cơ bản phần lớn diện tích đất lúa của vùng sẽ bị ảnh hưởng). Đại đa số ý kiến thường vụ thống nhất với đề xuất của Ủy ban Kinh tế giữ diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 3,81 triệu ha tuy nhiên cũng đề xuất thêm nhiều giải pháp để đảm bảo giữ và tăng hiệu quả sử dụng đất này trong điều kiện hiện nay.

Phạm Hằng

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.