Hải Dương xem xét thu hồi hơn 70ha để thực hiện 54 dự án

(PLVN) - Ngày 20/9, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9 (lần 3) để tập trung xem xét, thảo luận một số nội dung quan trọng, trong đó nội dung thu hồi hơn 70 ha đất để thực hiện hơn 54 dự án.
Ngày 20/9, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức phiên họp thường kỳ để tập trung xem xét, thảo luận một số nội dung quan trọng,
Ngày 20/9, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức phiên họp thường kỳ để tập trung xem xét, thảo luận một số nội dung quan trọng,

Tại phiên họp, ​Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đề nghị UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh thu hồi 71,71 ha đất để thực hiện 54 dự án, công trình. Bao gồm 3 công trình, dự án đã được HĐND tỉnh chấp thuận nhưng quá thời hạn 3 năm, đề nghị tiếp tục thực hiện trong năm 2023; 35 công trình, dự án đăng ký mới đã có trong quy hoạch sử dụng đất, đã được bố trí vốn thực hiện; 16 công trình, dự án chưa có trong quy hoạch sử dụng đất nhưng có trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Đồng thời cho phép chuyển mục đích sử dụng 56,1 ha đất lúa để thực hiện 34 dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.​

Về nội dung này, ông Triệu Thế Hùng Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cơ bản nhất trí với nội dung tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và yêu cầu tiếp tục rà soát, tổng hợp, bổ sung dự án, công trình trên đề xuất, kiến nghị của các ngành, địa phương.

Trong đó ưu tiên các dự án, công trình công cộng, cấp bách, thiết yếu nhưng phải có tính khả thi, cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện. Các địa phương cân nhắc về danh mục đất ở, nếu thấy chưa cần thiết có thể đề nghị đưa ra ngoài danh mục. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ báo cáo lại UBND tỉnh, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hoàn thiện tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh chậm nhất trong ngày 21/9.

Ông Bùi Văn Thăng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tham gia ý kiến tại cuộc họp
Ông Bùi Văn Thăng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tham gia ý kiến tại cuộc họp

Đối với nội dung quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 2 tỷ đồng/01 xã; xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là 3 tỷ đồng/01 xã từ nguồn phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đồng thời hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/năm cho 5 chuyên đề, kế hoạch phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới và kinh phí thực hiện công tác quản lý chương trình. Nguyên tắc phân bổ nguồn hỗ trợ bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp địa bàn, phạm vi, đối tượng đầu tư…

UBND tỉnh cơ bản thống nhất với các nội dung về hỗ trợ xây dựng nông thôn mới do Sở Nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu việc hỗ trợ phải phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu của các địa phương, tạo ra động lực thúc đẩy các xã hướng tới mục tiêu cao hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Đối với nội dung báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, nhà đầu tư Singapore Biel Crystal mong muốn đầu tư xây dựng dự án sản xuất thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh, sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học, các sản phẩm từ plastic... tại Khu công nghiệp An Phát 1 huyện Nam Sách với diện tích đất sử dụng khoảng 20,2 ha. Dự án có tổng mức đầu tư ​gần 6.100 tỷ đồng. Chủ đầu tư cam kết nếu được chấp thuận đầu tư sẽ khẩn trương triển khai, xây dựng, hoàn thiện các hạng mục, công trình mua sắm thiết bị, máy móc để đưa dự án vào hoạt động trong quý II năm 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định địa phương luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên tỉnh xác định tăng trưởng kinh tế phải tỷ lệ thuận với chỉ số hạnh phúc của người dân. Vì vậy, các dự án đầu tư phải được thẩm định khắt khe, nghiêm ngặt tiêu chí về môi trường. Dự án đầu tư của doanh nghiệp Singapore tương đối lớn, bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phải cam kết nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, đáp ứng yêu cầu của dự án này nói riêng và các dự án thứ cấp trong khu nói chung. Đây là căn cứ để UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư. ​

Cũng tại phiên, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến về nội dung báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về phương án tu bổ, tôn tạo phục dựng cổng tam quan và gác nghiêng chùa Ngũ Đài, phường Hoàng Tiến, thành phố Chí Linh. Đồng thời đối với nội dung cho ý kiến về phương án thiết kế hội trường trụ sở UBND tỉnh Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Ban Quản đầu tư xây dựng tỉnh tiếp thu các ý kiến của các đại biểu tham gia dự họp khẩn trương hoàn thiện phương án thiết kế phòng họp đảm bảo trang trọng, các thiết bị sử dụng hiện đại, thông minh đảm bảo đầy đủ công năng, đáp ứng các cuộc họp của HĐND tỉnh, UBND tỉnh.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.